Bản thể của Phật
Vài lời lạm bàn và giới thiệu: Ngộ hay Satori là một thuật ngữ đặc thù của Thiền học Nhật bản và không có từ nào thật sự tương đương trong tiếng Phạn cổ. Ngộ có nghĩa là sự “trực nhận”, “cảm nhận” hay “nhận thức”, nhưng sự nhận thức hay trực nhận ấy vượt lên trên sự phân biệt giữa chủ thể và đối tượng, trong mục đích “tự đồng nhất hoá” với Hiện thực.
Vai trò của Thiền trong khí công
Thông thường, hễ nói đến thiền là chúng ta nghĩ đến pháp môn tu của Phật giáo. Thực ra không hẳn vậy. Ngày hôm nay khoa học đã xem thiền như một phương pháp khoa học được áp dụng rộng rãi để trị bệnh, nhất là thiền được vận dụng song song với khí công để trị liệu một số bệnh thuộc lục phủ ngũ tạng và bệnh lý thần kinh.
Đâu là chân hạnh phúc ?
Khát vọng hạnh phúc là khát vọng lớn nhất của con người. Mỗi người với suy tư và hành động mong muốn tạo cho mình cuộc sống an lành, dễ chịu theo ý thích. Do suy tư hoàn cảnh, môi trường của mỗi người khác nhau nên không ai giống ai về mục đích đạt được. Có thể hạnh phúc của kẻ ăn mày là một bữa cơm cao sang, nhưng với người giàu sang thì không phải thế.
Phật dạy về Khổ như thế nào? (kỳ 3)
"Đức Phật nói “Đây là khổ”; đó là một nhận thức. Mà đã là nhận thức thì chúng ta chỉ nên phê phán nhận thức đó hoặc đúng hoặc sai; còn lạc quan hay bi quan thì thuộc về thái độ sống. Ngay cả thái độ sống của đạo Phật cũng chẳng liên hệ gì đến lạc quan hay bi quan cả. Vì hướng sống của đạo Phật là trung đạo: trung đạo cả nhận thức lẫn thái độ sống; tức vượt ra ngoài khổ vui..."
Kiến thiết xã hội tiêu chuẩn trong kinh Dược Sư: Phần 2: Xã hội...
Lời BBT: Như đã hẹn cùng độc giả, sau khi BBT cho đăng bài "Kiến thiết xã hội tiêu chuẩn trong kinh Dược Sư phần 1-một xã hội lí tưởng bình đẳng, tự do an lạc..." đã có rất nhiều độc giả quan tâm theo dõi và đã đề nghị BBT đăng tiếp phần 2 - "một xã hội hoàn thiện về giáo dục, pháp luật đạo đức và phúc lợi xã hội". BBT xin chia sẻ cùng quý độc giả.
Kiến thiết xã hội tiêu chuẩn trong kinh Dược Sư: Phần 1: Xã hội...
Văn minh nhân loại đã phát triển hơn mấy ngàn năm, trên cơ bản cũng là để xây dựng một xã hội lý tưởng, con người lí tưởng; văn minh nhân loại từ trong bộ lạc cho đến quốc gia, từ hệ thống quân chủ cho đến dân chủ, mục đích chính cũng là xây dựng và bảo vệ đời sống hạnh phúc của nhân loại.
Lợi ích của tọa thiền với giáo dục
Mục đích tối hậu, cao quý nhất của con người là trở thành Phật. Nhưng không phải ai “kiến tánh” và toạ thiền cũng đều thành Phật cả. Song, toạ thiền của nhà Phật là con đường duy nhất để có thánh trí và có lòng từ bi. Đó là con đường của chư Phật.
Xuất thế và nhập thế
"Chân lý Phật pháp vốn không rời khỏi thế pháp, xuất thế hay nhập thế hoàn toàn ở nơi tự tâm. Nếu tâm đoan chính thì nhập thế cũng là xuất thế, nếu tâm bất chính thì cho dù xuất thế hay nhập thế cũng vẫn trôi lăn theo thế tục...'
Nụ cười an nhiên
Ai trong chúng ta cũng đã từng hơn một lần buồn phiền về người khác. Có thể lúc này chúng ta đã quên… nhưng, chúng ta chưa thật sự hoà tan tất cả vào hư không vô tận để thật sự được lắng nghe tiếng lòng từ bi của chính mình – một trái tim biết hiểu và thương.
Suy nghĩ chân thực (Chánh tư duy)
Có thể nói, suy nghĩ hay tư duy là điểm ưu việt, độc đáo nhất của con người. Suy nghĩ nâng cao trình độ nhận thức và đem lại cho con người vô số thành tựu tốt đẹp trên nhiều lãnh vực. Suy nghĩ hình thành tư tưởng, lý luận, biện giải, hiểu biết, quan niệm, chủ thuyết, triết học và rất nhiều hoạt động tri thức khác, kể cả khoa học thực dụng nhất cũng phải xem tư duy là yếu tố then chốt. Người không biết suy nghĩ thì chẳng khác gì gỗ đá.