Đài Thánh Tử đạo, dấu ấn mùa Phật đản 1963
Vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày lễ vía đức Phật xuất gia, 8.2. Bính Ngọ (27.2.1966), PL. 2509, Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên đã long trọng cử hành lễ Khánh thành Đài Kỷ niệm Thánh Tử Đạo tại vườn hoa Đài Phát thanh Huế. Mùa đông năm trước, Ất Tỵ 1965, cũng tại địa điểm này, đã diễn ra Lễ Đặt viên đá đầu tiên, xây dựng Đài Kỷ niệm Thánh Tử Đạo vào sáng ngày 17 tháng 11, nhân ngày vía đức Phật A-di-đà.
Chùa Viên Thông
Trong số các ngôi chùa có lịch sử xưa nhất trên dưới 300 năm ở Huế, thì Viên Thông là một trong những ngôi chùa cổ ít được nhắc đến, song đó lại là một ngôi chùa quan trọng, trong lịch sử Phật giáo Thuận Hóa, bởi một lẽ rất giản dị: chùa do một vị tổ người Đại Việt ở Nam Hà khai lập: Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán. Ngài là người khai phái Thiền Lâm Tế ở núi Thiên Thai, cõi Thuận Hóa, Nam Hà.
Tam quan chùa Huế
"...Cổng tam quan của nhà chùa còn gọi là cửa Phật, cửa Tam bảo, cửa thiền, cửa từ bi...là để nói lên những ảnh hưởng vô cùng sâu sắc trong lối sống tu hành phạm hạnh của chư Tăng cũng như những ảnh hưởng to lớn đến đời sống tâm linh và đạo đức của thiện tín thập phương..."
Chùa Tường Vân
Xuất hiện ở chốn núi non u nhã của đất đế đô xưa, vào hạ bán thế kỷ thứ XIX, chùa Tường Vân đã có nhiều nét đặc trưng về lịch sử, văn hóa và kiến trúc trong hệ thống thiền môn xứ Huế
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 30km về hướng Nam, theo quốc lộ 1A vừa đến cầu Truồi ngay bên phía tay phải có bản chỉ dẫn Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã.
Chùa Diệu Đế
Vào đầu thế kỷ thứ XIX, về phía Đông kinh thành có khu vườn rất nổi tiếng, cây cối xanh tươi, nhà cửa qui mô đẹp đẽ. Vườn đó thuộc địa phận ấp Xuân Lộc, làng Du Ninh. Đây chính là nơi Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng, đã ra đời vào năm Đinh Mão (1807).
Chùa Quy Thiện
Chùa Quy Thiện toạ lạc tại thôn Tứ Tây, xã Thuỷ An, TP. Huế. Chùa được xây dựng vào năm Quý Hợi (1923) dưới thời vua Khải Định (1917-1925) do Đông Các Đại học sĩ, Nam tước, Thượng thư Thái Văn Toản, pháp danh Như Cơ, hiệu Thiện Khê, cùng phu nhân là bà Công Tôn Nữ Lương Cầm, pháp danh Thanh Thiện tạo lập.
Chùa làng
...Thời gian sống ở làng đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm. Từ nhỏ, ở Huế tôi đã quyến luyến với chùa. Cho nên khi quý Thầy, quý Chú trên chùa về thăm gia đình chúng tôi thì đó là một nguồn hạnh phúc lớn cho chúng tôi, và tôi đã nhớ những chuyến về thăm mầu nhiệm, thiêng liêng đó suốt cả năm., cả đời..
Tiếng chuông chùa
“Tiếng chuông chùa”, ba chữ mang sẵn âm thanh tính linh hướng nội của hồn dân tộc, vô cùng gợi cảm. Hàng ngàn năm nay, vốn sống trong môi trường văn hóa đồng xanh nông nghiệp, thiên trọng màu xanh của thiên nhiên, của cây lá, mây trời, dịu dàng lã lướt như làn sóng lúa xanh non đang lã lơi đùa trước gió thu êm... người dân Việt tộc lại được huân tập nguồn âm thanh tính linh từ tiếng chuông chùa, âm thanh của đạo Phật từ bi tự tại, của “tam giáo đồng quy”, của Đạo học phương Đông, để trở thành con người có nếp sống tư duy, nếp sống tình cảm, và nếp sống tính linh rất đặc thù, rất Việt Nam.
Chùa Báo Quốc
Tọa lạc ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế, chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Thiên...