Tên gọi chùa Từ Ân xưa nay

Hướng về Nam, ở tỉnh Phú Yên, quê hương của Tổ Sư Liễu Quán có chùa Từ Quang, Từ Ân; tại Gia Định thành có chùa Từ Ân và đặc biệt ở cố đô Huế có chùa trùng hợp với tên gọi các danh lam cổ tự thân thương ấy. Từ một thảo am dưới thời Hồng Đức (1470 - 1497), chùa thôn Xuân Hòa trở thành chùa làng Hà Khê, chùa công và quốc tự trải qua 9 đời vua Nguyễn và đã đi vào khúc quanh ngặt ngoèo của lịch sử,

Chùa làng, lẽ thiện của ngôi làng Việt Nam.

Đất vua, chùa làng", nhân dân Việt Nam ngày trước nói vậy: Đất là sở hữu của Quốc gia; chùa là sở hữu của làng, dân làng. Từ nghìn xưa cho đến nay, mỗi ngôi làng Việt Nam có một ngôi chùa - có nơi có nhiều hơn một ngôi chùa - do làng hay dân làng xây dựng ở đầu làng; ở các địa phương có núi, chùa tọa lạc ở cảnh thanh u, dựa lưng vào núi.

Tịnh thất Hoàng Mai

Tịnh thất Hoàng Mai cách khá xa trung tâm thành phố Huế. Nhưng Huế “nhỏ như bàn tay”, không phải mất nhiều thời gian để đến được đó… Không hiểu sao tôi mường tượng nhiều đến Sắc-Không khi đứng trước cảnh chùa này. Mỗi thứ đều mang một sắc màu nhạt, tạo cảm giác là một không gian rất tinh khiết và thanh tĩnh…

Đạo tràng Vạn Phật chùa Vạn Phước: "trăm năm vọng tiếng nam mô…"

"Đạo tràng này đã có từ thời Ngài Giác Hạnh trú trì chùa Vạn Phước, tức từ năm 1910, rồi đến Ngài Nguyên Quang-Tâm Hảo (1940), Ngài Nguyên Nguyện - Tâm Hướng (1966), duy trì và phát triển cho đến nay gần 100 năm. Đầu tiên có tên là Đạo tràng Từ Mẫn, sau đó đổi thành Đạo tràng Quan Âm và đến nay đổi thành Đạo tràng Vạn Phật..."

Thăm chùa Kim Tiên qua "Ai Tư Vãn" của công chúa Ngọc Hân

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn ghi: Chùa Kim Tiên ở ấp Bình An, huyện Hương Thuỷ (nay là Phường Trường An, thành phố Huế) tương truyền do Bích Phong Hoà thượng dựng (khoảng cuối thế kỷ 17), bản triều Thế Tông (chúa Nguyễn Phúc Khoát - 1735-1765) sửa lại, sơn thếp xanh vàng rực rỡ. Phía trước chùa dựng lầu Vọng Tiên, quý chế rộng rãi, có giếng cổ sâu hơn 30 trượng, nước rất trong mát, tương truyền có tiên nữ thường tắm đêm ở đây nên cũng gọi là giếng Tiên".

Chùa Quốc Ân và thực trạng tháp Tổ sư Nguyên Thiều

Mặc dầu không nằm trong loạt những ngôi quốc tự danh tiếng ở xứ Thuận Hoá-Phú Xuân-Huế như chùa Thiên Mụ, chùa Thánh Duyên, chùa Diệu Đế, chùa Giác Hoàng...nhưng chùa Quốc Ân lại là một trong những ngôi Tổ đình danh tiếng và lâu đời bậc nhất tại cố đô Huế. Đặc biệt mãi cho đến nay, chùa Quốc Ân lại là một trong những ngôi Tổ đình còn bảo lưu được nhiều dấu ấn văn hoá Phật giáo trong các thời kỳ từ Thuận Hoá đến Phú Xuân và Huế bây giờ.

Ni viện Diệu Đức

Nói đến Phật giáo Huế với khoảng 200 ngôi chùa lớn nhỏ, mà không nói đến Ni bộ Thừa Thiên Huế quả là một điều không thích đáng. Bởi vì hiện nay Ni bộ đã có trên dưới 50 ngôi chùa Ni ở rải rác khắp nơi trên địa bàn Thừa Thiên Huế mà trung tâm của Ni bộ là Ni viện Diệu Đức.

Định Huệ tự – ngôi chùa trên thượng nguồn sông Hương

"Chùa Định Huệ tọa lạc tại trên thượng nguồn sông Hương thuộc thôn Lương Miêu xã Dương Hòa, huỵện Hương Thủy nên còn gọi là chùa Lương Miêu. Muốn đến thăm chùa, có hai con đường, đường bộ theo đường Dạ Lê hoặc đường Tuần lên, nhưng thuận tiện hơn cả là đi thuyền trên sông Hương vì như thế vừa được tham quan sông Hương ngắm cảnh quan kỳ tú vừa mát mẻ mà lại khỏe người hơn.."

Chùa Trúc Lâm

Chùa Trúc Lâm ở về phía tây nam cách thành phố Huế khoảng 5km, tọa lạc trên đỉnh đồi Dương Xuân Thượng thuộc làng Thuận Hòa, xã Thủy Xuân, huyện Hương Thủy.

Chùa Kim Sơn

Lúc nhỏ ở Huế tôi không nghe tên chùa Kim Sơn. Cho đến gần đây cũng vậy, khách du lịch hỏi chùa Kim Sơn, xe đưa khách chưa chắc đã biết. Vậy mà Kim Sơn là tên một ngôi chùa rất cổ ở Huế, vận mạng gắn liền với lịch sử thăng trầm của đất nước.

Bài xem nhiều