Từ Đàm lịch sử mãi còn vang vọng*

Hôm nay trong không khí hân hoan đón mừng một sự kiện lớn: Khánh thành Tổ Đình Từ Đàm, ngôi chùa có nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng của Phật Giáo Việt Nam. Tăng Ni Phật tử tỉnh Thừa Thiên Huế thành kính cung đón Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa lãnh đạo Trung Ương Giáo Hội từ Thủ Đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Chư Tôn Đức lãnh đạo Phật Giáo các tỉnh thành trên mọi miền đất nước quan lâm tham dự.

chùa Diệu Đức-Huế

Chùa Diệu Đức là ngôi chùa sư nữ nổi tiếng vào bậc nhất của đất Thần kinh, trước năm 1930 Ni bộ TT Huế hầu như không có cơ sở để tu học, sư Bà Diêu Không được chư tôn ủy cử cho mượn chùa Từ Đàm làm nơi ở và tu hành học đạo cho Ni bộ. Thấy được nỗi khó khăn đó, đến năm 1932 cố Sư bà Diệu Không đã vận động và bỏ tiền ra mua một khu đất gần kề với chùa Kim Tiên trên đường Lam Sơn (nay là đường Điện Biên Phủ) xây dựng một tự viện làm nơi tu học cho Ni chúng tại TT-Huế lúc đó và đặt tên là chùa là Diệu Đức rồi mời Sư bà Diệu Hương làm trú trì.

Tiền thân chùa Trúc Lâm – Huế là gì?

Tổ đình Trúc Lâm - Huế rất nổi tiếng. Từ trước đến nay ngôi chùa Trúc Lâm - Huế đã được các nhà nghiên cứu viết bài giới thiệu ở nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Các tác giả căn cứ vào bia ở tháp của ngài Giác Tiên, vị tổ khai sơn của chùa, để giám định niên đại khai sơn chùa Trúc Lâm vào đầu thế kỷ 20. Vấn đề niên đại của chùa Trúc Lâm đã rõ, nhưng tiền thân của chùa là gì? Là ngọn đồi hoang dã của Dương Xuân hay một công trình kiến trúc cổ nào đó? Nếu tiền thân của chùa Trúc Lâm là công trình kiến trúc cổ thì nó là công trình gì?

Chùa Vạn Phước-Vạn Phước Di Đà Tự

Tổ Đình Vạn Phước toạ lạc trên đỉnh núi Bình An, thuộc phường Trường An, thành phố Huế. Chùa quay mặt về hướng Tây Nam, xa xa có núi Thiên Thai làm tiền án, phía trước có khe suối Tiên quanh năm nước chảy trong xanh, phía sau có ngọn Hàm Long làm hậu chẫm. Là nơi “ Đạo mạch khai quang, xương long Phật Tổ”.

Phải chăng Quốc Tự Linh Mụ còn có tên gọi "Thiên Mẫu"!

xưa nay, chùa Thiên Mụ có hai tên gọi chính thống theo sử sách: Thiên Mụ hoặc Linh Mụ. Năm Tự Đức thứ 15, 1862 vì kiêng kỵ chữ “Thiên” cho nên danh xưng Thiên Mụ (天姥) được cải đổi thành Linh Mụ (靈姥).

Chùa Thiền Lâm: chùa Phật đứng – Phật nằm

Chùa Thiền Lâm do Hoà thượng Hộ Nhẫn thành lập năm 1960. Nguyên do vào năm 1958, Giáo hội đề cử Ngài từ Tam Bảo về trụ trì chùa Tăng Quang; sau một thời gian ngắn Ngài nhận thấy hạnh độc cư thiền định, đầu đà Tam y Nhất bát nuôi mạng bằng khất thực không thích hợp ở đây, nên vào năm 1960 Ngài đến thôn Thượng II, xã Thuỷ Xuân, dựng một am thất nhỏ ở ngọn đồi Quảng Tế (nay là Thôn Thượng II, Xã Thuỷ Xuân, Thành phố Huế) để tu hành.

Chùa Tịnh Giác

Chùa Tịnh Giác được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 7 (1856), sau khi chùa Linh Quang Huế được vua cho trùng tu, một số những vật liệu và những pháp bảo, tự khí của chùa dư ra, vua sắc cho bà hoàng hậu Trang Ý tận dụng đem về phòng Lạng Giang Quận Công để dựng chùa và đặt tên là Tịnh Giác. Chùa toạ lạc trong khuôn viên đất phòng Lạng Giang Quận công, thuộc phường Xuân Phú, thành phố Huế.

Giác Hoàng phạm vũ

Vào tháng hai năm Kỷ Hợi (1839), vua Minh Mạng sai dựng chùa Giác Hoàng tại nơi ở của mình lúc còn là hoàng tử. Sơ đồ kiến trúc ban đầu là một đồ án lớn. Chùa lấy Ngự Bình làm tiền án, toạ lạc trong hoàng thành, cách cửa Đông Nam (Thượng Tứ) khoảng 100 mét. Mặt tiền quay về phía Đông Nam (kiêm Đông) - tức hướng toạ Càn hướng Tốn. Khuôn viên chùa xưa là mặt bằng Tam Toà ngày nay, mà di chỉ độc nhất còn lại là cái giếng cổ.

Quốc tự Thánh Duyên

Quốc tự Thánh Duyên toạ lạc ở Thuý Vân sơn, ngày trước thuộc phường Đông Am, tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên; nay là làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng với Linh Mụ và Diệu Đế, Thánh Duyên là một trong 3 ngôi quốc tự của xứ Thần kinh còn tồn tại cho đến ngày nay.

Chùa Diệu Viên

Quê ngoại cho tôi nhiều kỷ niệm. Một trong những nơi làm cho tôi gắn bó nhiều nhất, mỗi lần kỷ niệm của ngày thơ ấu trở về với trọn vẹn thơ mộng, tươi vui... đó là Chùa Diệu Viên.

Bài xem nhiều