Chùa La Chử
Sau cổng chùa, ở giữa sân có hồ nước tròn, giữa hồ nước có tượng Quán Thế Âm lộ thiên. Chùa có tiền đường, tả hữu có lầu chuông lầu trống. Ngôi chùa vẫn được trang trí theo các mô-típ truyền thống như rồng chầu pháp luân, bình hồ lô; ......
Chùa Tra Am
Nhân vật có công nhất trong việc xây dựng chùa Tra Am là Hoà Thượng Thích Viên Thành. Ngài là đệ tử chân truyền...
Chùa Diệu Đế
Vào đầu thế kỷ thứ XIX, về phía Đông kinh thành có khu vườn rất nổi tiếng, cây cối xanh tươi, nhà cửa qui mô đẹp đẽ. Vườn đó thuộc địa phận ấp Xuân Lộc, làng Du Ninh. Đây chính là nơi Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng, đã ra đời vào năm Đinh Mão (1807).
Thăm chùa cổ Viên Giác
Chùa Viên Giác là ngôi cổ tự trên 300 năm tuổi, ở gò Bình An, gần miếu Lịch đại đế vương. Cũng như các ngôi chùa cổ khác ở Huế, do thiên tai, chiến tranh, biến loạn thì chùa bị xuống cấp, hư hỏng… và đạo hữu lại quyên góp và được những bà hoàng, công chúa, …dâng cúng tiền của để tôn tạo, cơi nới bề thế hơn.
Tên gọi chùa Từ Ân xưa nay
Hướng về Nam, ở tỉnh Phú Yên, quê hương của Tổ Sư Liễu Quán có chùa Từ Quang, Từ Ân; tại Gia Định thành có chùa Từ Ân và đặc biệt ở cố đô Huế có chùa trùng hợp với tên gọi các danh lam cổ tự thân thương ấy. Từ một thảo am dưới thời Hồng Đức (1470 - 1497), chùa thôn Xuân Hòa trở thành chùa làng Hà Khê, chùa công và quốc tự trải qua 9 đời vua Nguyễn và đã đi vào khúc quanh ngặt ngoèo của lịch sử,
Chùa Thiền Lâm: chùa Phật đứng – Phật nằm
Chùa Thiền Lâm do Hoà thượng Hộ Nhẫn thành lập năm 1960. Nguyên do vào năm 1958, Giáo hội đề cử Ngài từ Tam Bảo về trụ trì chùa Tăng Quang; sau một thời gian ngắn Ngài nhận thấy hạnh độc cư thiền định, đầu đà Tam y Nhất bát nuôi mạng bằng khất thực không thích hợp ở đây, nên vào năm 1960 Ngài đến thôn Thượng II, xã Thuỷ Xuân, dựng một am thất nhỏ ở ngọn đồi Quảng Tế (nay là Thôn Thượng II, Xã Thuỷ Xuân, Thành phố Huế) để tu hành.
Chùa bên dòng Bạch Yến
Ở Huế, phía sau lưng chùa Thiên Mụ có một vùng cư dân tên là Hương Hồ, gồm năm ngôi làng ngoại thành bình...
Chùa Diệu Viên
Quê ngoại cho tôi nhiều kỷ niệm. Một trong những nơi làm cho tôi gắn bó nhiều nhất, mỗi lần kỷ niệm của ngày thơ ấu trở về với trọn vẹn thơ mộng, tươi vui... đó là Chùa Diệu Viên.
Đài Thánh Tử đạo, dấu ấn mùa Phật đản 1963
Vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày lễ vía đức Phật xuất gia, 8.2. Bính Ngọ (27.2.1966), PL. 2509, Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên đã long trọng cử hành lễ Khánh thành Đài Kỷ niệm Thánh Tử Đạo tại vườn hoa Đài Phát thanh Huế. Mùa đông năm trước, Ất Tỵ 1965, cũng tại địa điểm này, đã diễn ra Lễ Đặt viên đá đầu tiên, xây dựng Đài Kỷ niệm Thánh Tử Đạo vào sáng ngày 17 tháng 11, nhân ngày vía đức Phật A-di-đà.
Chùa Quy Thiện
Chùa Quy Thiện toạ lạc tại thôn Tứ Tây, xã Thuỷ An, TP. Huế. Chùa được xây dựng vào năm Quý Hợi (1923) dưới thời vua Khải Định (1917-1925) do Đông Các Đại học sĩ, Nam tước, Thượng thư Thái Văn Toản, pháp danh Như Cơ, hiệu Thiện Khê, cùng phu nhân là bà Công Tôn Nữ Lương Cầm, pháp danh Thanh Thiện tạo lập.