Trang chủ Thiền môn xứ Huế Chùa -Tháp Chùa Diệu Viên

Chùa Diệu Viên

131
0

Nếu ai đó đã từng sống ở Huế khi nghe đến những ngôi chùa có tên mang âm đầu là Diệu như: Diệu Đức, Diệu Nghiêm, Diệu Viên đều biết rằng đây là những chùa dành cho các sư nữ. Theo cuốn Dư địa chí Huế, chùa Diệu Viên là ngôi chùa sư nữ đầu tiên tại Huế. Lúc đầu chùa chỉ là nơi thờ tự của một vị quan lớn triều Vua Tự Đức. Đến cuối đời Vua Khải Định, chùa được chuyển nhượng cho cụ bà Ưng Dinh (Ưng Dinh là tên chồng, do người Huế xưa có phong tục gọi tên người phụ nữ đã có chồng theo tên người chồng), nhũ danh là Hồ Thị Thế Anh trông coi trụ trì và từ đó chùa chỉ nhận các sư nữ. Sau này cụ bà Ưng Dinh, cùng bà Nguyễn Thị Khương và một số phật tử đã mời Sư bà Thích Nữ Hướng Đạo khai sơn năm 1924.

Chùa Diệu Viên

Chánh điện

Chùa Diệu Viên

Khu mộ tháp của Sư Bà khai sơn chùa Diệu Viên Thích Nữ Hướng Đạo

Đến chùa Diệu Viên, hầu như ai cũng rất thích cổng tam quan của ngôi chùa này. Cổng tam quan Thanh Trúc động Quán Thế Âm của chùa Diệu Viên được xây dựng theo lối cổng – động rất đặc trưng. Phía dưới chỉ một vòm cổng dẫn sâu hút vào chùa bằng một lối đi, phía trên là động Quán Âm, chất liệu gạch và vôi vữa nhưng bên ngoài dán đá để tạo ra một loại cổng hình hang động rất ấn tượng. Cổng tam quan này gồm ba tầng tạo hình như một chiếc cổng tạc từ sườn núi, tầng trên là bức tượng Thế Tôn ngồi kiết già nhập định, tầng thứ hai thiết kế bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm rảy nước cành dương với hai câu đối đáp nổi ở hai bên như được khắc vào đá.

Tử trúc lâm trung, túc đạp hồng liên thiên diệp nộn

Thanh phong toà thượng, thủ trì thuý liễu nhất chi xuân

(Trong rừng trúc tía, chân đạp sen hồng nghìn lá nõn

Trên đỉnh núi xanh, tay cầm liễu biếc, một cành xuân)

Chùa Diệu Viên

Cổng tam quan (mặt trước)

Chùa Diệu Viên

Cổng tam quan (mặt sau)

Chùa Diệu Viên

Với lối kiến trúc đặc trưng này, ngoài những giá trị nghệ thuật còn là một bài pháp trực quan rất có ý nghĩa để khi du khách bước chân vào chùa, lòng trở nên thư thái, nhẹ nhàng và thanh tịnh. Khách đến thăm chùa đi qua chiếc cổng vòm, như đi vào cung điện vua, trên cổng thờ Đức Quan thế âm Bồ tát để khi đi vào chùa, tất cả các phật tử đều thấy như trên đầu mình có được một vị phật đứng độ trì, giúp tinh thần thoải mái.

Khuôn viên chùa khoáng đãng có những hàng đá núi viền quanh một cách tự nhiên tăng thêm vẻ cổ kính của ngôi cổ tự. Cuối năm 1926, vua Bảo Đại đã sắc phong chùa là Sắc tứ Diệu Viên Sư nữ Tự. Chùa được trùng tu, mở rộng vào các năm 1929 và 1953 và lần gần đây nhất là lần thứ tư, khánh thành vào ngày 23/3/2001, chùa Diệu Viên đã trở thành ngôi tự viện khang trang, thanh tịnh.

Chùa Diệu Viên

Sau lưng chánh điện

Chùa Diệu Viên

Hậu viện

Chùa Diệu Viên

Vườn hoa

Chùa Diệu Viên

Nhà ở của các ni cô

Chùa Diệu Viên

Chuông chùa

Bên cạnh đó chùa còn mở rộng các hoạt động từ thiện xã hội như: chùa có một viện dưỡng lão, một trường mẫu giáo, phòng châm cứu, các lớp học văn hóa, học ngoại ngữ, tin học miễn phí cho học sinh nghèo… đã hoạt động có hiệu quả, đem lại niềm an lạc cho biết nhiều người dân của địa phương và các vùng lân cận.

 N.V.L

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here