Chân dung Đức Thánh Trần

Chân dung đức Trần Hưng Đạo, không những khắc ghi trong sử sách, trong kho tàng văn học và trong chiến tích lẫy lừng của cuộc chống quân xâm lăng Mông Cổ, mà còn khắc tạc vào lòng mỗi con dân nước Việt là một nhà chính trị lỗi lạc về mặt an dân, một thiên tài quân sự về mặt giữ nước và một nhà văn hóa uyên bác trong sinh mệnh của Việt Tộc được kết tinh từ nơi bể trầm luân của nhân loại.

“Chữ tình là chữ khởi đầu…”

Từ năm 1972, khi được mời sang trình diễn trong buổi nói chuyện về âm nhạc truyền thống Việt Nam tại Muenchen (Đức) do Thái Kim Lan tổ chức, tôi đã thấy một người trẻ tuổi mà có tác phong tổ chức rất chu đáo, tuy sống nơi hải ngoại mà tinh thần lúc nào cũng hướng về đất nước. Sau này, tôi lại bắt gặp được trong người phụ nữ Huế ấy những khả năng đa dạng: vừa tài giỏi trong nghiên cứu giảng dạy triết học, vừa có cách viết nghiên cứu về Phật giáo giản dị và đầy thiền vị.

Đấu giá thư họa Trần Nhân Tông

Bản phục chế cuộn thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ đã được mua với giá bất ngờ: 1,8 triệu USD. Nhân vật chính trong tranh chính là sơ tổ phái thiền Trúc Lâm Việt Nam, Phật Hoàng Trần Nhân Tông xuống núi, khởi sự giáo hóa chúng sinh.

Khám phá hình tượng rồng và lá bồ đề trong điêu khắc thời Lý

Theo sử tích của Phật giáo, Đức Phật đã thành đạo dưới cây bồ đề nên loài cây này đã trở thành biểu trưng cho sự giác ngộ của Phật. Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, hình tượng lá đề được sử dụng rất nhiều trong trang trí điêu khắc như vòm cửa chùa tháp, cung điện thời Lý. Hình tượng lá đề thường lồng ghép với hình tượng rồng, phượng trong một tổng thể hài hòa, giàu thẩm mỹ.

Trần Nhân Tông với tư tưởng Thân Dân

Phật giáo đời Trần như một thực thể sống sinh động với những hình ảnh vừa hào hùng lại tự tại siêu thoát của vua quan, thứ dân Đại Việt. Các vua Trần đã cố kết được lòng dân, hòa hợp trên dưới, quyết tâm bảo vệ giang sơn xã tắc.

Vị đại sư sáng lập Tịnh độ tông và chuyến thỉnh kinh trước Đường...

Là người được đào luyện Nho, Lão, Trang từ khi tóc còn để chỏm rồi trở thành người thông thạo cả lục kinh, nắm rõ cả Lão Đam lẫn Trang Chu thế nhưng chỉ ít lâu sau đó, chàng thanh niên xuất chúng họ Giả khăng khăng đòi xuất gia làm sư và nói rằng: “So với đạo Phật, học thuyết Khổng Mạnh, Lão, Trang chỉ như tro tàn, cặn bã”…

Bài xem nhiều