Phật về trên nẻo đường quê
Đi qua những vùng nông thôn Thừa Thiên Huế người ta dể dàng bắt gặp không khí đón mừng Phật Đản của những người...
"Bứng" hết sư tử đá kiểu Trung Quốc ra khỏi đình chùa
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết về phía Phật giáo sẽ có ý kiến với các bộ, ban, ngành chức năng và Ban Phật giáo các tỉnh về hiện tượng này
Tiếng chuông triêu mộ
"Tiếng chuông đêm khuya cũng là tiếng báo thức cho người dân đi làm, đi chợ. Họ đến chùa bằng tiếng chuông thanh thoát, bằng lời nói ngọt ngào của các nhà sư. Đây là niềm hy vọng, niềm tin trong đời sống tâm linh của cuộc sống hằng ngày của người dân."
Erich Wulff (1926-2010) – Vài nét tiểu sử liên quan đến Việt nam
Trong những thâp niên 60, 70, “ông Wulff”, đã được Việt nam hoá thành “ông VUN”, là một khuôn mặt mà nhiều người, nhất là sinh viên Huế và phong trào Phật giáo biết đến. Sinh viên Y khoa Huế có nhiều cảm tình với ông, vì ông có cung cách làm việc siêng năng, nhạy cảm và chăm chú. Sự tình cờ của lịch sử đã làm “ông VUN” trở nên một nhân vật gắn liền với giai đoạn lịch sử miền Nam Việt Nam. HT. Thích Trí Quang gọi ông là ân nhân của phong trào Phật giáo 1963. Sinh viên phản chiến tại Việt Nam hi vọng tiếng nói tương trợ của ông trên chính trường quốc tế. Chính quyền Ngô Đình Diêm rồi chính quyền Thiệu Kỳ trục xuất ông. Sau 1980 ông lại không được vào Việt Nam. Một số đồng nghiệp phê bình sự can thiệp của ông vào nội tình chính trị Việt Nam. Đa số chuyên gia của lãnh vực khoa học Tâm lý và Tâm thần học kính trọng ông như một vị Pop (giáo chủ) thứ hai của nền Tâm thần xã hội học Âu châu. E. Wulff vừa từ trần ngày 31.01.2010.
Bánh cộ: hương sắc Tết cổ truyền xứ Huế
“Bánh cộ”, là một tên gọi khác của người Huế để chỉ bánh in bằng các loại bột, đây là một loại bánh chủ yếu được làm ra để cúng Phật và tổ tiên ông bà (chữ “cộ” là đồ cúng bái). Bánh này rất nhiều chủng loại: bánh bột nếp, bánh bột huỳnh tinh, bánh bột đậu xanh, bánh hạt sen trần...Bánh được in và tạo hình bằng các khuôn đồng có hình chữ Nhật (khoảng 2x3cm) và một cái nắp khuôn có hoa văn chữ Thọ, chữ Phúc, chữ Lễ, hay hoa sen, trái đào tiên...và được gói bằng giấy gương ngũ sắc nên còn được gọi là bánh ngũ sắc.
Đặc sản giọng nói Huế
Đi trên đường, gặp cô bạn mặc áo dài xinh xắn, hỏi đường đến trường Quốc Học, rất dễ nghe được câu trả lời mang ý quan tâm đại loại như: “Anh cần đi mô?”, “Răng anh không đi xe mà đi bộ rứa?”.
Diễn văn bế mạc Tuần Văn hóa Phật giáo 2010: Kính mừng Đại lễ...
Kính thưa liệt quý vị! Suốt một tuần qua, kể từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 5 năm 2010, Tuần Văn hóa Phật giáo chủ đề Kính mừng Phật đản – Hướng về Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đã diễn ra với nhiều họat động như triển lãm cổ vật Thăng Long, thuyết trình, tọa đàm, giao lưu, chiếu phim, và trong chốc lát nữa đây là chương trình hòa nhạc thính phòng, dù thời tiết nóng bức, nhưng chương trình nào cũng được đông đảo Tăng Ni Phật tử, quý nhân sĩ trí thức, tuổi trẻ quan tâm tham dự và có những đóng góp quan trọng, thiết thực cho Ban Tổ chức để các chương trình được diễn ra một cách tốt đẹp, thuận lợi cho tất cả.
Phật giáo dân gian xưa ở các chùa làng quê miền Thuận Hóa
Nói đến các chùa làng quê, chính là nói đến tín ngưỡng Phật giáo trong bàng dân thiên hạ. Thực vậy, từ vài ngàn năm trở lại đây Phật giáo là tôn giáo chính của dân Việt Nam nói chung, và bảy trăm năm dân Thuận Hóa nói riêng. Nhưng, trước khi có cuộc chấn hưng Phật giáo do An Nam Phật Học Hội khởi xướng, thì Phật giáo ở các làng quê tại Thuận Hóa đã như thế nào?
Vài đặc điểm và ảnh hưởng của Phật giáo thời Trần ở...
Triều đại nhà Trần là một trong những triều đại mà Phật giáo được phát triển rực rỡ. Cùng với nhà Lý, giai đoạn Lý Trần đã để lại dấu ấn một thời vàng son của Phật giáo Việt Nam.
Làng nghề hoa giấy đón Tết
Làng Thanh Tiên (xã Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên- Huế) vốn là cái nôi của nghề làm hoa giấy phục vụ cho những ngày lễ và Tết cổ truyền. Cứ mỗi độ tháng Chạp về, nông dân trong làng tạm bỏ qua nỗi lo chuyện đồng áng để tất bật với việc làm hoa và tiêu thụ hoa.