Bố cục trí tuệ của “Khóa hư kinh”
Khóa hư kinh 課虛經 có tên đầy đủ là Trần Thái Tông ngự chế khoá hư 陳太宗御製課 虛, nguyên tác chữ Hán, thường được gọi là Khóa hư lục 課虛錄- một tác phẩm nổi tiếng của vua Trần Thái Tông (1218-1277), vị vua khởi nghiệp của nhà Trần và cũng là gương mặt Thiền học đặc biệt của Việt Nam. Đây là quyển sách kinh điển quan trọng, làm kim chỉ nam cho sự ra đời Thiền phái Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam, được sử dụng trong tu tập, tụng niệm, giảng dạy, học tập trong đời Trần.
Nhật Bản : Tìm thấy bản thảo kinh Phật bị mất tích từ thế...
Một bản kinh Phật viết bằng mực vàng và bạc, đang được lưu giữ tại chùa Soyuji, đã được xác nhận là kinh Chusonji-kyo nổi tiếng, một bản thảo kinh Phật có niên đại gần 900 năm.
Trung tâm Nghiên cứu Phật học Oxford khám phá cổ ngữ Pali
Trung tâm Nghiên cứu Phật học Oxford vừa thông báo khóa học trực tuyến nghiên cứu cổ ngữ Pali đến những người có nhu cầu trên toàn thế giới.
Những truyện cổ Việt Nam mang màu sắc Phật giáo
LTS: Sách “Những truyện cổ Việt Nam mang màu sắc Phật giáo” do HT.Thích Trung Hậu sưu tầm vừa được tái bản. Văn Hóa Phật Giáo xin đăng Lời mở đầu của Giáo sư Cao Huy Thuần dưới đây để giới thiệu cùng chư độc giả.
Về truyện thơ “Quan Âm Thị Kính”
Truyện Quan Âm Thị Kính là một tác phẩm văn học khuyết danh được lưu truyền theo nhiều hình thức khác nhau và đã trở nên quen thuộc với đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam. Tác phẩm mang màu sắc Phật giáo, xuất phát từ một sự tích mà có tài liệu cho rằng có nguồn gốc Cao Ly, theo đó thì ngài Quan Thế Âm Bồ-tát đã đầu thai xuống trần tu hành được chín kiếp, đến kiếp thứ mười, ngài tiếp tục giáng sanh vào nhà họ Mãng ở nước Cao Ly.
Nhận thức sai lầm về Phật giáo
NSGN - Để nhận định đúng đắn về một vấn đề, thì cần phải có kiến thức chuyên môn về lãnh vực đó. Không có kiến thức chuyên môn mà lạm bàn, thì dễ nảy sinh những hiểu lầm nguy hại. Đây cũng là điều được Đức Phật dạy trong kinh Tăng chi: Không can thiệp vào việc không có thẩm quyền1.
Hoa Kỳ hỗ trợ Srilanka phát triển và bảo tồn di tích Phật giáo
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Srilanka vừa thông báo về một khoản tài trợ mới với giá trị 300.000 USD cho dự án khôi phục lại tu viện Phật giáo cổ Rajagala và nâng cao chất lượng bảo quản hiện vật cổ tại bảo tàng Anuradhapura. Đây là một phần trong nỗ lực không ngừng của Hoa Kỳ giúp đỡ đất nước Srilanka bảo tồn di sản văn hóa và tôn giáo của mình.
Được và mất của việc thay đổi chữ ghi ý bằng chữ ghi âm
Chữ Hán, chữ Nôm là chữ ghi ý. Chữ Pháp, chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm. Dưới thời Pháp thuộc, đối với một bộ phận thanh niên chịu ảnh hưởng của tân học, hăng hái và nhiệt thành với chủ trương “theo mới, hoàn toàn theo mới không chút do dự”, chuyển đổi từ chữ ghi ý chịu ảnh hưởng của Tàu sang chữ ghi âm chịu ảnh hưởng của Tây, Việt Nam được nhiều, còn mất chăng thì chỉ có mất sự chậm tiến và xích xiềng nô lệ.
Được và mất của việc thay đổi chữ ghi ý bằng chữ ghi âm
Chữ Hán, chữ Nôm là chữ ghi ý. Chữ Pháp, chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm. Dưới thời Pháp thuộc, đối với một bộ phận thanh niên chịu ảnh hưởng của tân học, hăng hái và nhiệt thành với chủ trương “theo mới, hoàn toàn theo mới không chút do dự”, chuyển đổi từ chữ ghi ý chịu ảnh hưởng của Tàu sang chữ ghi âm chịu ảnh hưởng của Tây, Việt Nam được nhiều, còn mất chăng thì chỉ có mất sự chậm tiến và xích xiềng nô lệ.
Giới thiệu Phật giáo thời đại nhà Lý
Thiền sư Vạn Hạnh (938 - 1025) có nhiều đóng góp to lớn cho triều đại nhà Lý. Một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử nước Đại Việt - Việt Nam. Ngài được xem là nhà cố vấn của vua Lê Đại Hành, là người thầy khả kính của Lý Công Uẩn, đã hướng dẫn cho nhà vua trở thành người Phật tử chân chính và mang đạo vào đời. Thiền sư Vạn Hạnh đã đóng góp công lao to lớn trong việc thiết lập triều đại nhà Lý được thịnh trị trên 200 năm.