Đại hồng chung ở các ngôi chùa cổ Huế
Nói đến các pháp tượng pháp khí trong một ngôi chùa thờ Phật thì rất nhiều, khó lòng nói rõ và nói hết được trong một bài ngắn. Tuy nhiên, có một pháp khí quan trọng mà chúng ta cần lưu ý trước nhất, đó là quả đại hồng chung. Dù hình thức và trọng lượng lớn hay nhỏ, thì chữ “ Đại hồng chung” để chỉ quả chuông này vẫn đúng, vì nó là pháp khí lớn nhất trong ngôi chùa đó.
Chùa Trúc Lâm: Bản kinh Kim Cang thêu chỉ ngũ sắc trên gấm &...
Chùa Trúc Lâm, tại thôn Thượng Một, xã Thủy Xuân, cách trung tâm thành phố Huế về phía Nam khoảng gần 7km đường bộ, nguyên là thảo am của Sư bà Diên Trường, pháp danh Thanh Linh, thế danh Hồ Thị Nhàn (1863-1925) lập ra vào năm 1902. Sau đó một năm, tức vào năm 1903, Sư bà Diên Trường cung thỉnh Hòa thượng Thích Giác Tiên (1880-1936) là đệ tử của Tổ sư Tâm Tịnh ở chùa Tây Thiên về làm Tổ khai sơn.
Lên chùa Từ Hiếu đọc câu đối ngắm cảnh thiền…
Như bất cứ một ngôi chùa nào khác ở Huế, chùa Từ Hiếu cũng được xây dựng ở một nơi có cảnh quan rất đẹp, hợp với cảnh của cõi thiền. Chùa nằm ở phía Tây Nam kinh thành Huế ẩn mình dưới những táng cây xanh bạt ngàn xứng đáng là một danh lam thắng cảnh của đất Đế đô, Thiền kinh Phật giáo.
Về tuyển tập "Thủy nguyệt tòng sao" của Thiền sư Chân Đạo Chánh Thống
Thủy Nguyệt Tòng Sao là một tuyển tập thơ văn của Thiền sư Chân Đạo Chánh Thống. Có lẽ tên của tuyển tập này được dẫn khởi từ nguyên nhân các bài thơ, văn của Thiền sư đều sáng tác từ Thuỷ Nguyệt Hiên – ngôi nhà nhỏ nằm một bên của chánh điện chùa Quy Thiện được Thiền sư xây cất để làm chỗ luận đàm thơ, văn với các bậc thức giả lúc bấy giờ.
Về chiếc khánh Bình Trung ở chùa Thiên Mụ
Tại chùa Thiên Mụ còn có nhiều di sản văn hoá Phật giáo từ thời các chúa Nguyễn để lại: Đại Hồng chung đúc vào niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ sáu (1710); bia Trùng kiến Thiên Mụ tự do chúa Nguyễn Phúc Chu viết vào năm Giáp Ngọ (1714); bức hoành có bốn chữ “Linh Thứu Cao Phong” thủ bút đại tự của Minh Vương Nguyễn Phúc Chu, cũng viết vào năm Giáp ngọ (1714) này. Nhưng xưa hơn cả là cái khánh đồng Bình Trung.
Ruộng chùa Huế dưới thời các vua Nguyễn (1802–1945)
Trong xu thế tồn tại và phát triển của thời đại, các ngôi chùa buổi đầu xuất hiện đã nêu cao chủ trương “dĩ nông vi thiền” lấy việc cày cấy làm thiền. Các vị Tổ sư đã “tự thực kỳ thực” khai khẩn ruộng vườn để tạo ra kinh tế cho chính mình, nhằm tạo cho cuộc sống thiền môn mỗi ngày mỗi thêm sung túc.
Về bức chân dung Tổ sư Liễu Quán
Từ năm 1928 đến 1937, đề tài về Tổ sư Liễu Quán và ngôi bảo tháp của Ngài đã cuốn hút giới khảo cứu quan tâm luận bàn.
Những tượng Phật thời Nguyễn còn lại ở Huế
Trong di sản văn hoá và nghệ thuật truyền thống của Phật giáo Việt Nam, điêu khắc tượng thờ có một lịch sử phát triển liên tục và cô đúc, phản ảnh sinh động đời sống tâm linh tín ngưỡng của nhiều thế hệ người dân Việt Nam.
Những pháp bảo ở chùa Trúc Lâm, Huế
Đó là một cổ bản kinh Kim Cương thêu trên lụa có từ thời Tây Sơn và hai hiện vật gốm thời Lê mà giá trị văn hóa lịch sử thuộc hàng quốc bảo.
Tượng Phật vàng trên tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên được xây dựng vào năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) nhân lễ khánh thọ bát tuần (80 tuổi) của bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu (mẹ vua Minh Mạng, bà nội vua Thiệu Trị). Tháp cao 21,2m, hình khối bát giác gồm bảy tầng, mỗi tầng thờ tượng một vị quá khứ kim thân Đức Thế Tôn.