Lên chùa Từ Hiếu đọc câu đối ngắm cảnh thiền…

Như bất cứ một ngôi chùa nào khác ở Huế, chùa Từ Hiếu cũng được xây dựng ở một nơi có cảnh quan rất đẹp, hợp với cảnh của cõi thiền. Chùa nằm ở phía Tây Nam kinh thành Huế ẩn mình dưới những táng cây xanh bạt ngàn xứng đáng là một danh lam thắng cảnh của đất Đế đô, Thiền kinh Phật giáo.

Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691–1725) với đại giới đàn đầu tiên ở Thuận...

Thiền sư Thạch Liêm đến Thuận Hóa, Phật sự của ông khá nhiều. Song quan trọng nhất là việc mở đại giới đàn, từ mồng một đến mồng tám tháng tư năm Ất Hợi (1695), trong đó có phần đóng góp rất mạnh của Minh Vương Nguyễn Phúc Chu, một Phật tử nhiệt thành nhất trong 9 vị chúa Nguyễn ở Thuận Hóa - Nam Hà.

Đạo tràng Vạn Phật chùa Vạn Phước: "trăm năm vọng tiếng nam mô…"

"Đạo tràng này đã có từ thời Ngài Giác Hạnh trú trì chùa Vạn Phước, tức từ năm 1910, rồi đến Ngài Nguyên Quang-Tâm Hảo (1940), Ngài Nguyên Nguyện - Tâm Hướng (1966), duy trì và phát triển cho đến nay gần 100 năm. Đầu tiên có tên là Đạo tràng Từ Mẫn, sau đó đổi thành Đạo tràng Quan Âm và đến nay đổi thành Đạo tràng Vạn Phật..."

Thương nhớ Bác Siêu

Hôm nay tuy đã về cõi chơn thường, nhưng bác vẫn như đang trước mắt. Phải chăng vì hình bóng và đức hạnh của bác đã in đậm trong tâm hồn dân Huế, mãi hằng còn trên mọi đường mòn của Huế thương...!

Thăm chùa Kim Tiên qua "Ai Tư Vãn" của công chúa Ngọc Hân

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn ghi: Chùa Kim Tiên ở ấp Bình An, huyện Hương Thuỷ (nay là Phường Trường An, thành phố Huế) tương truyền do Bích Phong Hoà thượng dựng (khoảng cuối thế kỷ 17), bản triều Thế Tông (chúa Nguyễn Phúc Khoát - 1735-1765) sửa lại, sơn thếp xanh vàng rực rỡ. Phía trước chùa dựng lầu Vọng Tiên, quý chế rộng rãi, có giếng cổ sâu hơn 30 trượng, nước rất trong mát, tương truyền có tiên nữ thường tắm đêm ở đây nên cũng gọi là giếng Tiên".

Về tuyển tập "Thủy nguyệt tòng sao" của Thiền sư Chân Đạo Chánh Thống

Thủy Nguyệt Tòng Sao là một tuyển tập thơ văn của Thiền sư Chân Đạo Chánh Thống. Có lẽ tên của tuyển tập này được dẫn khởi từ nguyên nhân các bài thơ, văn của Thiền sư đều sáng tác từ Thuỷ Nguyệt Hiên – ngôi nhà nhỏ nằm một bên của chánh điện chùa Quy Thiện được Thiền sư xây cất để làm chỗ luận đàm thơ, văn với các bậc thức giả lúc bấy giờ.

Đọc sách "Đường thiền sen nở"

Trước khi về miền Cực Lạc (1997) Sư bà Diệu Không có để lại tập hồi ký, viết năm 1986, tại chùa Hồng Ân. Theo Sư bà, “duyên khởi” là do “Một số nhà văn yêu cầu tôi viết lại tập hồi ký để họ sưu tầm tài liệu các văn nhơn thời ấy. Tôi tuỳ hỷ công đức ấy, ghi chép những gì nhớ lại và nếu tập này giúp ích các quý vị trong sự sưu tầm, thì cũng gọi là đóng góp cho họ một phần nhỏ vậy. Nếu chổ nào sai cũng mong quý vị còn lại trong thời ấy bổ sung cho được hoàn mãn”.

Chùa Quốc Ân và thực trạng tháp Tổ sư Nguyên Thiều

Mặc dầu không nằm trong loạt những ngôi quốc tự danh tiếng ở xứ Thuận Hoá-Phú Xuân-Huế như chùa Thiên Mụ, chùa Thánh Duyên, chùa Diệu Đế, chùa Giác Hoàng...nhưng chùa Quốc Ân lại là một trong những ngôi Tổ đình danh tiếng và lâu đời bậc nhất tại cố đô Huế. Đặc biệt mãi cho đến nay, chùa Quốc Ân lại là một trong những ngôi Tổ đình còn bảo lưu được nhiều dấu ấn văn hoá Phật giáo trong các thời kỳ từ Thuận Hoá đến Phú Xuân và Huế bây giờ.

Ni viện Diệu Đức

Nói đến Phật giáo Huế với khoảng 200 ngôi chùa lớn nhỏ, mà không nói đến Ni bộ Thừa Thiên Huế quả là một điều không thích đáng. Bởi vì hiện nay Ni bộ đã có trên dưới 50 ngôi chùa Ni ở rải rác khắp nơi trên địa bàn Thừa Thiên Huế mà trung tâm của Ni bộ là Ni viện Diệu Đức.

Thiền sư Thạch Liêm (1633-1702)

Thiền sư Thạch Liêm hiệu Đại Sán Hán ông, quê ở tỉnh Giang Tây, Trung Hoa, có tài, học vấn uyên bác, các thứ thiên văn địa dư, toán số, cho đến viết, vẽ đều rất tinh xảo, lại sở trường về thơ phú. Cuối đời nhà Minh, Sư không chịu ra làm quan, từ biệt mẹ già, cắt tóc đi tu, rồi vân du khắp nơi. Sư là môn đồ Thiền sư Giác Lãng tông Tào Động ở Trung Hoa.

Bài xem nhiều