Trang chủ Thiền môn xứ Huế Danh Tăng-Ni, Nhân sĩ Thương nhớ Bác Siêu

Thương nhớ Bác Siêu

136
0

 

“Nhân sanh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủ đơn tâm chiếu hản than”

 Tạm dịch:

Người đời xưa nay ai không chết
Chỉ còn lòng son chiếu thế gian.

Trong đám bùn tanh hôi, tuyệt nhiên xuất hiện bao chồi sen quí tỏa hương theo gió bay khắp. Cũng vậy, trong cõi trần tục bình phàm này, lắm khi cũng xuất hiện bậc phi thường, cả đời mang lại niềm vui cho nhân thế, cống hiến tâm lực trí lực, mà bia đá dù có mòn, trăng sao dù có tàn khuyết mật độ, thì tên tuổi vẫn còn mãi với thời gian. Nếu nói rằng, nhật nguyệt còn mãi dõi soi trời đất, thì hình ảnh bác Phạm Đăng Siêu sẽ còn mãi trong lòng người dân Huế. Bác đã thật sống và phụng hiến trọn đời cho lợi ích mọi người, làm được nhiều điều mà người thường không thể.

Hôm nay tuy đã về cõi vĩnh hằng, nhưng bác vẫn như đang trước mắt. Phải chăng vì hình bóng và đức hạnh của bác đã in đậm trong tâm hồn dân Huế, mãi hằng còn trên mọi đường mòn của Huế thương…! Công hạnh bác dùng giấy mực tả chẳng biết bao giờ mới hết. Nhưng mong tấm gương ấy thêm một lần sáng rỡ giữa đất trời xứ sở, thêm một lần soi bóng sáng ngần giữa dòng Hương lặng trầm qua năm tháng.

Bác Phạm Đăng Siêu sinh ra trong một gia đình học thức giàu có, nhưng đã sớm ngộ “nhân sinh như huyễn mộng, phú quí như bèo mây”. Bác tỏ tất cả tham luyến vật chất và tình nguyện làm người bán “nhật báo” nghèo khó. Suối thời gian bán báo, bác thường đến cụ Phan Bội Châu để học hỏi nhiều giáo nghĩa và triết thuyết uyên thâm. Bác là người đầy đủ sức mạnh tinh thần, nhạy bến và uyển chuyển, đã sớm vạch cho mình một hướng sống mạnh mẽ, vững chí, tự mình “định hướng thuyền đời”. Cõi đời ô trược là lò gang thép để bác tôi luyện nghị lực, tô bồi nghĩa khí và trường dưỡng thiện tâm.

Lúc tuổi trưởng thành, bác quy y với Hòa thượng Kim Cang tự Chơn Kim – anh ruột Sư bà Hướng Đạo chùa Diệu Viên. Hòa thượng là người trực nhập được tinh thần “vô ngã” qua lý nghĩa kinh Kim Cang. Do thường đọc tụng và sống với tinh thần kinh Kim Cang, nêu bấy giờ người ta gọi là Hòa thượng Kim Cang. Bác Siêu đã sớm gặp bậc minh sư và nguyện suốt đời noi theo hạnh nguyện thầy. Sanh tiền, chắc bác Siêu nhớ mãi ngày tháng với thầy trước khi thầy viên tịch. Một hôm bác hỏi: “Bao giờ ông đi?”, Ngài đáp: “Vạn sự câu bị, chỉ phiến Đông phong”, nghĩa là “mọi việc đã đầy đủ, chỉ đợi ngọn gió Đông”. Qua đó, bác đã sớm ảnh hưởng tinh thần giải thoát. Nhờ đó bác đem tình thương vô ngã và trí huệ đi vào đời qua hình ảnh trèo đèo vượt suối đến khắp nơi, an ủi bao bõi đời bất hạnh, kiếp sống khổ sầu. Bác đã thiệt sự rũ bỏ cao sang quyền quí, chọn lấy đời sống Bồ-tát “hòa quanh đồng trần”, đem ánh sáng từ bi hòa vào chốn bụi bặm, đảm trách sứ mạng “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”.

Bác là gương sáng về cả nghĩa cử và tâm hồn. Một hôm, bác vào một nhà nọ để lấy “gạo hũ” tháng. Ông chủ nhà bảo: “Vào kè nhè nữa rồi…”, rồi nhìn một cách rẻ rúng vào bộ đồ xộc xệch, quần ống cao ông thấp của bác, nhưng bác vẫn thản nhiên và tháng sau vẫn tiếp tục đến. Sau đó hình ảnh bác măng đảy gạo nặng nề, chân bước cao bước thấp đến từng hang cùng ngõ hẽm đói nghèo. Bác đã “nguyện thay chúng sanh chịu vô lượng khổ”. Đặc biệt tiếp xúc với bạn nghèo hành khuất, bác thường xưng hô là: “Bạn nghèo của tôi!”. Nên già trẻ đều rất quý mến. Bác không những bó thí tài vật mà còn cả ái ngữ thí. Khi nói chuyện với bấy kỳ người lớn nhỏ sang hèn, bác đều tỏ thái độ khiêm nhường, nhã nhặn và cứ “dạ, dạ..”. Khiêm cung với bác đã trở thành một. Bác đã thất sự sống với tinh thần vô ngã mà người thầy của bác đã sống, đã hành….

Cứ mỗi lần bố thí gạo đến từng nhà nghèo, là mỗi lần bác truyền đạo, cảm hóa mọi người qua phong cách, cử chỉ. Bác muốn hiểu nhữn băn khoăn, trắc trở trong họ để hòng mong xoa dịu bằng lời khuyên chân tình, bằng cái nhìn trìu mến. cứ như thế đó, bác đi khắp tỉnh Thừa Thiên. Hễ nơi nào có xóm nghèo túng quẩn, nơi ấy có bác Siêu, có bao gạo, bao muối…, có lời hỏi han khuyên nhủ chân tình.

Hình ảnh bác Siêu từng cho trò một tấm gương để soi, soi mãi suốt đời. Một hôm mưa đông phủ phất, khí trời buốt căm, ngoài hiên gió rít từng cơn. Bỗng nghe tiếng gọi bên ngoài. Thì ra là bác Siêu đi cùng một thiện nam. Bác vào đặt lên mâm khoảng hai kilô gạo, một bao muối hầm, rồi chắp tay thành búp sen thưa Ni sư. Tay bác run run vì lạnh, đôi mắt tràn đầy từ hòa; tuy đượm chút trầm buồn nhưng rất đỗi trang nghiêm sáng lên niềm tin chánh đạo. Thử hỏi, một người như bác Siêu mà vào thời tiết thế này đem gạo đến chùa, thì liệu mình có đủ công hạnh không? Hồi chiều người ta nhờ đi tụng thời cầu siêu, mà trời lạnh quá nên giả đò ho hen viện cớ…Hình ảnh bác Siêu hôm ấy như một động lực nhắc nhở hãy tinh tấn, hãy vì mọi người…

Bác là một vị Bồ-tát, vị Bồ-tát thiệt sự đi vào đời, bất chấp tất cả và chỉ cần đến nguồn sáng lý trí và tình thương để gieo mầm Bồ-tát hạnh trong mọi người. Hòa thường Từ Đàm từng nói: “Bác Siêu chính là hiền triết Diorel đó!” – Diorel là một hiền triết cổ Hy Lạp, ông ta luôn sống trong một thùng tô-nô. Một hôm, vị vua trong nước hỏi: “Khanh muốn trẫm giúp gì không?” Ngài trả lời: “Tôi không muốn gì cả, chỉ xin bệ hạ để cho ánh sáng chiếu vào tôi mà thôi.” Cuộc đời bác Siêu cũng như thế, chỉ cần nương sáng tình thương để giúp kẻ nghèo khó, tật nguyền, cô đơn bệnh hoạn. Bác muốn dùng chánh pháp để xoa dịu khổ đau thế nhân. Hòa thượng Từ Đàm kết luật cuộc đời hành đạo của Bác:

“Trăm năm trước thì ta chưa có
  Trăm năm sau có lại hoàn không
  Cuộc đời sắc sắc không không
  Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi”.

Hình ảnh bác mang gạo lệch về một bên trong những ngày lạnh giá hay chiều hè oi bức đã in dấu trên mọi nẻo đường. Bác mãi mãi để lại cho đời một gương sáng về nhân cahcs và tình thương. Bác đã làm tất cả công việc khó làm, đã dấn thân vào đời với tinh thần vô trược, tức không dính vào vị kỷ, tham vọng, quyền hành và lợi danh. Bác đã đau trong cái khổ đau chung của mọi người, cảm thông sâu sắc đối với bạn nghèo, với trẻ tàn tật tong teo, mồ côi…Nơi hang cùng ngõ hẻm, bác đã thoa dịu, an ủi những tâm hồn rướm lệ, những tiếng thở dài não nuột đau thương. Những ngày tháng cuối đời, bác vẫn không ngừng nghĩ công việc “thăm bạn nghèo”. Mặc dù gối mỏi chân chùn, đôi vai gầy guộc theo năm tháng gió mưa, tấm áo lá quạt đã cũ sờn qua bao mùa mưa dầm nắng háp, nhưng lòng bác mãi sáng ngời tình thường và lòng bi mẫn. Đôi dép cao su bình dị đã mòn dần trên mọi nẻo đường sỏi đá, bác vẫn mang mãi bên mình như một kỷ vật linh thiêng. Tâm nguyện cứu người độ đời là người bạn trung trinh giúp bác hoàn thành thiện nguyện.

Thầm nghĩ, bác Siêu không bị kẹt vào lợi danh, vào tình cảm nhỏ hẹp; từ chỗ an trụ thanh nhà đó, bác sống nhìn đời với tâm hồn thanh thoát. Bốn mùa xuân hạ thu đông lần lữa trôi qua, lòng bác không một gợn sóng tài lợi và địa vị phù phiếm. Dù sống đời có gào thét thế nào, bác vẫn an nhiên bất động, chẳng chút bận tâm thị, phi, còn, mất. Bác là người thật sự nêu cao chân tinh thần Bồ -tát với thái độ “hòa quang đồng trần”. Bác đích thực là một hình ảnh được kết tinh bởi chất liệu tình người. Bác ơi ! Bác sẽ sống mãi trong lòng mọi người. Sự hợp tan của sắc thân tứ đại chỉ như là một lần rong chơi trong cõi tục giúp bác hoàn thành ước nguyện.

Bác đã vĩnh viễn sanh về miền An Lạc. Trên néo bác về, chắc chắn con đường rộng thênh thang, ngát mùi sen quyện, con đường của huy hoàng bình an. Chừ xin đốt nén tâm hương viếng bác với tất cả niềm kính thương. Cõi vĩnh hằng hay thế giới thánh thiện nào đó chắc chắn xuất hiện những tâm hồn đẹp, xa lìa vẫn đục trần thế như bác Siêu. Nguyện cho đời đời kiếp kiếp, trên dòng sinh mệnh tương tục, các pháp lữ cùng hạnh nguyện và bác Siêu sống trong cõi thiện, sách tấn nhau hành Bồ-tát đạo cho đến viên mãn quả Bồ-đề.

 Mỗi lần nghĩ về bác trong niềm cảm động, không làm sao nén nỗi tủi hổ vì chưa làm chi xứng đáng dù chỉ bằng chút ít như bác, vậy mà còn tham hưởng sự dễ chịu nhà cao cửa kín, chăn áo ấm êm, rồi buông mình theo tập quán xấu xa, chạy theo vọng tình tập tục. Noi gương phần nào sự vô chấp và công hạnh tu như bác, mới không luống uổng đời này.

H.T

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here