Quốc tự Thánh Duyên
Quốc tự Thánh Duyên toạ lạc ở Thuý Vân sơn, ngày trước thuộc phường Đông Am, tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên; nay là làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng với Linh Mụ và Diệu Đế, Thánh Duyên là một trong 3 ngôi quốc tự của xứ Thần kinh còn tồn tại cho đến ngày nay.
Đạo tình
Tình người là một cái gì đó thiêng liêng và cao quý. Nó là sức mạnh vô hình giúp con người vượt qua mọi thử thách của cuộc đời, là dòng suối ngọt ngào tắm mát những tâm hồn đang cháy bỏng bởi tham, sân, si. Thế giới này không thể gọi là nhân loại nếu mọi người sống với nhau không có một chút tình.
Chùa Trúc Lâm: Bản kinh Kim Cang thêu chỉ ngũ sắc trên gấm &...
Chùa Trúc Lâm, tại thôn Thượng Một, xã Thủy Xuân, cách trung tâm thành phố Huế về phía Nam khoảng gần 7km đường bộ, nguyên là thảo am của Sư bà Diên Trường, pháp danh Thanh Linh, thế danh Hồ Thị Nhàn (1863-1925) lập ra vào năm 1902. Sau đó một năm, tức vào năm 1903, Sư bà Diên Trường cung thỉnh Hòa thượng Thích Giác Tiên (1880-1936) là đệ tử của Tổ sư Tâm Tịnh ở chùa Tây Thiên về làm Tổ khai sơn.
Hòa thượng Linh Cơ (1823-1896) chùa Tường Vân-Huế
Hòa thượng giáo thọ chùa Tường Vân-Huế, vốn là người họ Nguyễn, người ở Phú Trạch, tỉnh Quảng Nam. Ngài sinh năm Minh Mệnh thứ Tư (Quí Mùi-1823). Mười bốn tuổi xuất gia ở chùa Long Quang. Năm mười chín tuổi, ngài được Hòa thượng Nhất Định làm lễ thế độ cho, ban pháp danh Hải Toàn, tự là Linh Cơ.
Chùa Diệu Viên
Quê ngoại cho tôi nhiều kỷ niệm. Một trong những nơi làm cho tôi gắn bó nhiều nhất, mỗi lần kỷ niệm của ngày thơ ấu trở về với trọn vẹn thơ mộng, tươi vui... đó là Chùa Diệu Viên.
Tên gọi chùa Từ Ân xưa nay
Hướng về Nam, ở tỉnh Phú Yên, quê hương của Tổ Sư Liễu Quán có chùa Từ Quang, Từ Ân; tại Gia Định thành có chùa Từ Ân và đặc biệt ở cố đô Huế có chùa trùng hợp với tên gọi các danh lam cổ tự thân thương ấy. Từ một thảo am dưới thời Hồng Đức (1470 - 1497), chùa thôn Xuân Hòa trở thành chùa làng Hà Khê, chùa công và quốc tự trải qua 9 đời vua Nguyễn và đã đi vào khúc quanh ngặt ngoèo của lịch sử,
Gương hiếu đạo của các bậc tổ sư xứ Thuận Hóa
Trong những lần đến với thiền môn, đến với những bậc xuất gia tu hành, chúng ta sẽ nghe được lời dạy như sau về công việc của một người tìm đạo và học đạo: “Phàm người xuất gia là cất bước đến chân trời cao rộng, tâm và hình đều khác kẻ tục, làm rạng rỡ dòng giống của Phật, khiến ma quân phải rúng động, làm vậy để báo đáp bốn ân, cứu giúp ba cõi, nếu không như vậy chỉ lạm dự vào hàng đệ tử Phật mà thôi”(1).
Nét đặc trưng trong cấu trúc vườn chùa Huế…
Bắt nguồn từ nhiều yếu tố, nhưng chung nhất vẫn là tư tưởng "lấy thiên nhiên làm đạo tràng hành đạo giải thoát giác ngộ". Chư tổ xưa đã đến xứ Thuận Hoá – Phú Xuân chọn những vùng đất có cảnh quan thiên nhiên sông núi hữu tình dựng tích trượng, khai sơn phá thạch lập ra những am tranh, lều cỏ mà sau nầy trở thành những danh lam thắng cảnh nơi chốn kinh kỳ: Chùa Huế.
Chùa làng, lẽ thiện của ngôi làng Việt Nam.
Đất vua, chùa làng", nhân dân Việt Nam ngày trước nói vậy: Đất là sở hữu của Quốc gia; chùa là sở hữu của làng, dân làng. Từ nghìn xưa cho đến nay, mỗi ngôi làng Việt Nam có một ngôi chùa - có nơi có nhiều hơn một ngôi chùa - do làng hay dân làng xây dựng ở đầu làng; ở các địa phương có núi, chùa tọa lạc ở cảnh thanh u, dựa lưng vào núi.
Tịnh thất Hoàng Mai
Tịnh thất Hoàng Mai cách khá xa trung tâm thành phố Huế. Nhưng Huế “nhỏ như bàn tay”, không phải mất nhiều thời gian để đến được đó… Không hiểu sao tôi mường tượng nhiều đến Sắc-Không khi đứng trước cảnh chùa này. Mỗi thứ đều mang một sắc màu nhạt, tạo cảm giác là một không gian rất tinh khiết và thanh tĩnh…