Chùa Thiền Lâm: chùa Phật đứng – Phật nằm
Chùa Thiền Lâm do Hoà thượng Hộ Nhẫn thành lập năm 1960. Nguyên do vào năm 1958, Giáo hội đề cử Ngài từ Tam Bảo về trụ trì chùa Tăng Quang; sau một thời gian ngắn Ngài nhận thấy hạnh độc cư thiền định, đầu đà Tam y Nhất bát nuôi mạng bằng khất thực không thích hợp ở đây, nên vào năm 1960 Ngài đến thôn Thượng II, xã Thuỷ Xuân, dựng một am thất nhỏ ở ngọn đồi Quảng Tế (nay là Thôn Thượng II, Xã Thuỷ Xuân, Thành phố Huế) để tu hành.
Xem bốn bức tranh Quán Thế Âm nhớ Sư bà Diệu Không
Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không (1905-1997), nguyên Trú trì chùa Hồng Ân, người nổi tiếng với hạnh nhẫn nhục và đức độ trọng Tăng mà mỗi khi nhắc đến Sư bà, người Huế đều tỏ lòng kính ngưỡng.
Thầy tôi trong cõi gió trăng
Lời BBT: Hòa thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001), nguyên thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trú trí Tổ đình Từ Đàm (Huế), viên tịch vào ngày 17-8 Tân Tỵ (3/10/2001). Sự ra đi của Ngài đã để lại niềm kính tiếc trong lòng nhiều Tăng Ni, Phật tử ở trong và ngoài nước. Nhân dịp kỷ niệm húy nhật Hòa thượng, trang tin Liễu Quán trân trọng đăng lại bài viết của Giáo sư Cao Huy Thuần trong tâm niệm thắp nén hương lòng dâng lên Ngài để tưởng nhớ về một bậc tông tượng thiền lâm đã có nhiều đóng góp lớn lao cho đạo pháp và dân tộc.
Chùa Tịnh Giác
Chùa Tịnh Giác được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 7 (1856), sau khi chùa Linh Quang Huế được vua cho trùng tu, một số những vật liệu và những pháp bảo, tự khí của chùa dư ra, vua sắc cho bà hoàng hậu Trang Ý tận dụng đem về phòng Lạng Giang Quận Công để dựng chùa và đặt tên là Tịnh Giác. Chùa toạ lạc trong khuôn viên đất phòng Lạng Giang Quận công, thuộc phường Xuân Phú, thành phố Huế.
Trúc Lâm trong ký ức tôi
Tôi sinh ra và trọn tuổi ấu thơ đã được sống bên cạnh chùa Trúc Lâm, ngôi chùa đã in một dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn tôi. Vả lại gia đình nhà tôi còn có một mối liên hệ rất mật thiết với ngôi chùa này. Sư bà Diên Trường là em gái của ông nội tôi là cụ Hồ Đắc Trung (Thượng thư bộ Học, Đông Các Đại Học Sĩ, thầy dạy vua Duy Tân, bạn của hai ông Thái Phiên, Trần cao Vân
Mối giao tình giữa Hòa thượng Huệ Cảnh (1798-1866) với Tùng Thiện vương Miên...
Giữa giai nhân và thi sĩ thường có những mối tình đẹp. Nhưng giữa Thiền sư và thi sĩ thường có những mối tình đẹp hơn. Ai cũng biết và nhớ mối tình giữa Thiền sư Phật Ấn chùa Kim Sơn với thi sĩ Tô Đông Pha đời Tống ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, trong thế kỷ 19, tại Xuân kinh này, có mối tình thơ thấm nhuần tình đạo giữa Hòa thượng Huệ Cảnh chùa Tường Vân với “Nhất đại Thi ông” Tùng Thiện Vương Miên Thẩm.
Giác Hoàng phạm vũ
Vào tháng hai năm Kỷ Hợi (1839), vua Minh Mạng sai dựng chùa Giác Hoàng tại nơi ở của mình lúc còn là hoàng tử. Sơ đồ kiến trúc ban đầu là một đồ án lớn. Chùa lấy Ngự Bình làm tiền án, toạ lạc trong hoàng thành, cách cửa Đông Nam (Thượng Tứ) khoảng 100 mét. Mặt tiền quay về phía Đông Nam (kiêm Đông) - tức hướng toạ Càn hướng Tốn. Khuôn viên chùa xưa là mặt bằng Tam Toà ngày nay, mà di chỉ độc nhất còn lại là cái giếng cổ.
Cụ Phan Bội Châu với Phật giáo xứ Huế
Là một nhà yêu nước, suốt đời hy sinh cho sự nghiệp giành độc lập của dân tộc, cụ Phan Bội Châu (1867-1940 ) còn là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc của văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20. Am tường Nho học, Dịch học, cụ Phan cũng rất hiểu Phật học. Gần mười lăm năm sống ở Huế (1926-1940), cụ Phan đã tiếp xúc với không khí, cảnh Thiền tại đây và đã có nhiều ghi nhận, cảm nhận, bày tỏ, tâm đắc đáng chú ý:
Những mẫu chuyện nhỏ về Thầy
Tôi không sao quên được cái lạnh nứt da của mùa Đông xứ Huế. Năm ấy, những năm trước hòa bình lập lại. Cái lạnh mùa đông làm cho những ngôi nhà của Phật học đường Báo Quốc vốn đã rộng vắng càng thêm thênh thang rộng vắng. Ngôi nhà khách rộng dài là nơi dành cho tôi và Hiếu hằng đêm, sau giờ học.
Đại hồng chung ở các ngôi chùa cổ Huế
Nói đến các pháp tượng pháp khí trong một ngôi chùa thờ Phật thì rất nhiều, khó lòng nói rõ và nói hết được trong một bài ngắn. Tuy nhiên, có một pháp khí quan trọng mà chúng ta cần lưu ý trước nhất, đó là quả đại hồng chung. Dù hình thức và trọng lượng lớn hay nhỏ, thì chữ “ Đại hồng chung” để chỉ quả chuông này vẫn đúng, vì nó là pháp khí lớn nhất trong ngôi chùa đó.