Trang chủ Thiền môn xứ Huế Danh Tăng-Ni, Nhân sĩ Cụ Phan Bội Châu với Phật giáo xứ Huế

Cụ Phan Bội Châu với Phật giáo xứ Huế

119
0

1. Những ghi nhận

Hoặc là những âm thanh của tiếng chuông chùa, tiếng tụng niệm quen thuộc khơi gọi cho người nghe nhiều suy nghĩ, rung động:

“Đêm vắng cùng ai trò chuyện nhỉ
Chuông chùa xen với tiếng Nam-mô”
(Bài Đêm Thu Cảm Tác, Thơ văn Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế,Nhà XB Thuận Hóa,1987,tr.112).

Hoặc là những âm thanh quên thuộc từ các ngôi chùa như hòa quyện với cuộc sống của người dân quanh vùng lúc đêm chuyển dần về sáng:

“…Dùi trống Linh Quang khua xóm núi
Chày chuông Thiên Mụ đuổi thuyền câu”.
(Bài đêm Gần Sáng, sđd, tr. 129).

Hoặc là một số nghi nhận về ngôi Tổ đình Thiên Mụ trong cảnh mưa đầu mùa:

“Một ông già, một chiếc thuyền con,
Dầu chẳng vui gì, cũng chẳng buồn.
Bầu bạn với trời trên mặt nước,
Láng giềng cùng Phật với sườn non,
Gió năm ba bận ngang rồi dọc,
Trăng một vài hôm khuyết lại tròn.
Đụng nhịp thình lình mừng đáo để,
Sau cơn cang hạn chắc mưa dồn”.
(Bài Đậu Thuyền Dưới Chùa Thiên Mụ…,sđd, tr. 179)

Hay cái nhìn ít nhiều theo tinh thần Phật giáo khi ngắm cảnh sông Hương:

“Bến mê tân không có có không, e nửa đắm, thiên hạ đắm;
Rượu xích bích tỉnh say say tỉnh, đành chăng vui, một mình vui”.
( Hương Giang Thu Phiếm Phú,,sđd,tr. 221)

Ngay khi viết Văn tế cụ Phan Tây Hồ, cụ Phan Bội Châu cũng sử dụng hình ảnh và từ ngữ Phật:

“Ngoài nghìn dặm mang hồn về quốc thổ, những ước này trống, này chuông, này mõ vang ba kỳ cho đúng nhịp đồng thanh;
Mấy mươi năm gởi xác với ba đào, chẳng ngờ là Tiên là Phật là Thần, quăng bảy thước để tìm phương tự tại”.

(Văn tế cụ Tây Hồ ở Tourane, sđd,tr. 231)

2. Những cảm nhận, thể hiện

Đây là hai bài thất ngôn tứ tuyệt của tác giả viết về hoa sen tiếp cận với không khí Thiền:

Tượng Phan Bội Châu tại Huế

Tròn lửng bóng in trăng đáy nước
Hồng tươi sắc khiếp ráng chiều hôm
Trên tay Phật Thích càng thêm Thánh
Dưới gót Phan Phi chẳng kể phàm”.
( Bài Hoa Sen, sđd, tr. 119)

Hoặc

“Sắc ấy không chăng, không ấy sắc
Cây còn gốc đó, gốc còn cây
Chẳng bao lâu nửa đông sang hạ
Lá lục hoa hồng lớp lớp bay”.
( Bài Sen Tàn, sđd, tr.120)

Rõ ràng là cái nhìn của tác giả nơi bài Sen Tàn đã thể hiện một sự tự tại của con người đã thấu đạt diệu lý vô thường để nắm bắt cái thường hằng nơi cuộc sống, khiến chúng ta nhớ tới hai câu cuối trong bài kệ nổi tiếng của Thiền Sư Mãn Giác(1052-1096) đời Lý:

“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai”
( Ngô tất Tố dịch)

Đáng chú ý hơn nữa là cụ Phan Bội Châu đã viết câu đối tặng chùa Từ Đàm, một trong số các ngôi Tổ đình tiêu biểu của đất Huế:

Nghiệp duyên bình hợp, niên niên bạch phát thôi, đối diện tức không, ninh bả thiều hoa phô lục thủy;
Thế sự kỳ phân, xứ xứ hoàng lương mộng hồi đầu thị ngạn, nguyện tương bối diệp xuất ưu đàm.”

(Nghiệp duyên bèo hợp, năm năm tóc dần trắng, quay mặt là không nở để tuổi xuân dòng nước chảy.
Thế sự cờ chia, nơi nơi kê vàng mộng, ngoảnh đầu là bến, nguyện đem lá bối dịch ưu đàm).
( Nguyễn Viên Nhã dịch, sđd,tr.269)

Và cụ tặng thơ cho Hòa thượng Tịnh Khiết chùa Tường Vân. Bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú ấy mang tên: “Vịnh Ngọc Lan Hoa” với lời ghi phụ: “Trình cao Tăng Quốc sĩ Tường Vân Tịnh Khiết” thể hiện một tình cảm trân trọng mà cụ Phan đã dành cho bậc tôn đức này:

Nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu tại Huế

“Tiền thân chủng xuất tự bồng Lai
Di hướng Bồ-đề viện lý tài
Tố nhụy quang tranh đông dạ tuyết
Kỳ phương phẩm đoạt, lãnh đầu mai
Hương chân vương giả thiên thùy thưởng
Trăng tỷ Thường Nga nguyệt ám xai
Duy Phật trùng lai năng thức Phật
Ân cần huệ ngã thử hoa khôi”’

(Kiếp xưa sinh ở chốn  Bồng Lai
Dời xuống trồng bên cạnh Phật đài
Nhụy trắng đêm đông tranh sáng tuyết
Phẩm thơm dầu núi át mùi mai
Hương như vương giả trời thương đến
Đẹp ví Hằng Nga nguyệt ghét hoài
Chỉ Phật mới hay thông rõ Phật
Ân cần tặng tớ một nhành mai).
(Trần Văn Tường dịch,sđd,tr.212-213)

Lời thơ cũng như nơi câu đối quả đã chan hòa trong sự cảm nhận Thiền học đậm đà.

Tóm lại, mảng thơ văn của Phan Bội Châu liên quan tới cửa Thiền tuy chưa thật dồi dào lắm nhưng vô cùng quí giá, vừa góp phần ảnh hưởng rất lớn của Phật giáo đối với văn học Việt Nam, vừa giúp cho người đọc nhìn thấy con người Phan Bội Châu toàn diện hơn, đạt quan hơn, càng làm cho tên tuổi cụ gần gũi hơn trong sự kính mộ của chúng ta.

Đ.N

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here