Lược sử cố Hòa thượng Trừng Văn Giác Nguyên (1877-1980)
Hòa thượng thế danh là Đặng Ngộ, sinh năm Đinh Sửu, 1877, tại xã Phủ Trung, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Năm 6 tuổi, cha mẹ đều mất, được bà cô ruột nuôi dưỡng; sau đó, lại được Thái giám Nguyễn Đình Huề xin đem về Huế, nuôi cho ăn học, rồi đổi ra họ Nguyễn Đình.
Tìm lại dấu tích Quốc Tự Giác Hoàng
Quốc tự GIÁC HOÀNG tọa lạc ngay bên trong cửa Đông Nam kinh thành, trở thành danh thắng làm điểm quan chiêm cho nhân dân và sứ thần các nước mỗi khi có dịp đến kinh đô Huế, nơi thường tổ chức các nghi lễ Phật giáo chính thức của hoàng gia và triều đình. Vua Thiệu Trị (1841-1847) xếp GIÁC HOÀNG đứng thứ 17 trong số 20 thắng cảnh nổi tiếng nhất của đất Thần Kinh…
Hoà thượng Thích Phước Huệ (1874 – 1963)
BBT: Nhân Hội nghị Văn hoá Phật giáo toàn quốc - tuần văn hoá Phật giáo đang diễn ra tại thành phố biển Nha Trang (29/11-5/12/2009). BBT giới thiệu đến quý độc giả đôi nét về tiểu sử cố Hoà thượng Thích Phước Huệ, một vị cao tăng đã vì tiền đồ đạo pháp, vì sự nghiệp đào tạo Tăng tài mà cúng ngôi chùa Hải Đức Nha Trang để làm Phật học viện Trung phần, một dấu son sáng chói của lịch sử Phật giáo Khánh Hoà.
Chùa Vạn Phước-Vạn Phước Di Đà Tự
Tổ Đình Vạn Phước toạ lạc trên đỉnh núi Bình An, thuộc phường Trường An, thành phố Huế. Chùa quay mặt về hướng Tây Nam, xa xa có núi Thiên Thai làm tiền án, phía trước có khe suối Tiên quanh năm nước chảy trong xanh, phía sau có ngọn Hàm Long làm hậu chẫm. Là nơi “ Đạo mạch khai quang, xương long Phật Tổ”.
Thời chúng tôi học Phật
Chúng tôi đến chùa Long Thọ vào năm 1947, khi đoàn Đồng ấu Phật tử Dương Biều vừa mới hình thành. Niệm Phật đường Dương Biều tức chùa Long Thọ lúc đó thì chỉ mới hoàn thành phần thô, chứ chưa tô trét gì, nhưng cũng đã là một kỳ tích của vùng Dương Xuân và Nguyệt Biều Lương Quán.
Chùa Từ Hiếu
Ở Huế, có đến hàng trăm ngôi chùa cổ nối tiếng, mỗi ngôi chùa có mỗi trang sử xuất xứ đặt trưng riêng biệt, có chùa thì gắn liền với nhiều câu chuyện giai thoại thiền môn thần bí, có chùa thì gắn liền với những sự tích răn đời dạy người...và Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa có nhiều nét riêng nhất.
Phải chăng Quốc Tự Linh Mụ còn có tên gọi "Thiên Mẫu"!
xưa nay, chùa Thiên Mụ có hai tên gọi chính thống theo sử sách: Thiên Mụ hoặc Linh Mụ. Năm Tự Đức thứ 15, 1862 vì kiêng kỵ chữ “Thiên” cho nên danh xưng Thiên Mụ (天姥) được cải đổi thành Linh Mụ (靈姥).
Một vài nét chấm phá qua những bài thơ của HT. Thích Trí Thủ
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơn nữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạo pháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau nhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài.
Ngôi chùa trong cung Nguyễn
Đó là di tích kiến trúc văn hoá tín ngưỡng Khương Ninh Các-Phước Thọ Am nằm trong cung Diên Thọ, Hoàng thành Huế được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 11(1830), đây là một công trình khá độc đáo cả về mặt kiến trúc lẫn tính chất tín ngưỡng của nó nhằm để phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng (đa thần) của các bà hoàng.
Chùa làng tôi
Trên vùng đất cao của làng Trúc Lâm, còn một ngôi chùa xưa tọa lạc trên một khoảnh đất khá rộng chừng một mẫu. Trước mặt chùa là cánh đồng ruộng lúa, chạy ven con lạch nhỏ, dòng nước uốn lượn trong xanh. Xa xa kia là dãy đồi bắp thoai thoải. Phía Tây Nam là chùa Kim Sơn, nơi đây một thời là Phật học viện đã từng đào tạo nhiều vị tăng tài nổi tiếng như quý Hòa Thượng Trí Quang, Thiện Siêu, Thiện Minh, Huyền Quang v.v... Phía Ðông Nam là chùa Phước Duyên, nằm thấp trũng sau đồi thông chùa Thiên Mụ, cạnh dòng sông Bạch Yến.