Tên gọi chùa Từ Ân xưa nay

Hướng về Nam, ở tỉnh Phú Yên, quê hương của Tổ Sư Liễu Quán có chùa Từ Quang, Từ Ân; tại Gia Định thành có chùa Từ Ân và đặc biệt ở cố đô Huế có chùa trùng hợp với tên gọi các danh lam cổ tự thân thương ấy. Từ một thảo am dưới thời Hồng Đức (1470 - 1497), chùa thôn Xuân Hòa trở thành chùa làng Hà Khê, chùa công và quốc tự trải qua 9 đời vua Nguyễn và đã đi vào khúc quanh ngặt ngoèo của lịch sử,

chùa Diệu Đức-Huế

Chùa Diệu Đức là ngôi chùa sư nữ nổi tiếng vào bậc nhất của đất Thần kinh, trước năm 1930 Ni bộ TT Huế hầu như không có cơ sở để tu học, sư Bà Diêu Không được chư tôn ủy cử cho mượn chùa Từ Đàm làm nơi ở và tu hành học đạo cho Ni bộ. Thấy được nỗi khó khăn đó, đến năm 1932 cố Sư bà Diệu Không đã vận động và bỏ tiền ra mua một khu đất gần kề với chùa Kim Tiên trên đường Lam Sơn (nay là đường Điện Biên Phủ) xây dựng một tự viện làm nơi tu học cho Ni chúng tại TT-Huế lúc đó và đặt tên là chùa là Diệu Đức rồi mời Sư bà Diệu Hương làm trú trì.

Chuyện kể từ một ngôi chùa

Chùa Đông Thiền, sau này Phật tử thường gọi là Đông Thuyền, là một ngôi chùa cổ, do ngài Tế Vĩ, đệ tử của ngài Liễu Quán, lập ra vào thế kỷ 18 ở làng Dương Xuân, nay thuộc phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Đến đầu thế kỷ 19, công chúa Ngọc Cơ, con vua Gia Long xuất gia tại đây, nên chùa được đại trùng tu. Dưới thời vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị, chùa tiếp tục được tôn tạo, hiện còn lưu lại trên bia.

Tịnh thất Hoàng Mai

Tịnh thất Hoàng Mai cách khá xa trung tâm thành phố Huế. Nhưng Huế “nhỏ như bàn tay”, không phải mất nhiều thời gian để đến được đó… Không hiểu sao tôi mường tượng nhiều đến Sắc-Không khi đứng trước cảnh chùa này. Mỗi thứ đều mang một sắc màu nhạt, tạo cảm giác là một không gian rất tinh khiết và thanh tĩnh…

Chùa Thiền Lâm: chùa Phật đứng – Phật nằm

Chùa Thiền Lâm do Hoà thượng Hộ Nhẫn thành lập năm 1960. Nguyên do vào năm 1958, Giáo hội đề cử Ngài từ Tam Bảo về trụ trì chùa Tăng Quang; sau một thời gian ngắn Ngài nhận thấy hạnh độc cư thiền định, đầu đà Tam y Nhất bát nuôi mạng bằng khất thực không thích hợp ở đây, nên vào năm 1960 Ngài đến thôn Thượng II, xã Thuỷ Xuân, dựng một am thất nhỏ ở ngọn đồi Quảng Tế (nay là Thôn Thượng II, Xã Thuỷ Xuân, Thành phố Huế) để tu hành.

Tiền thân chùa Trúc Lâm – Huế là gì?

Tổ đình Trúc Lâm - Huế rất nổi tiếng. Từ trước đến nay ngôi chùa Trúc Lâm - Huế đã được các nhà nghiên cứu viết bài giới thiệu ở nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Các tác giả căn cứ vào bia ở tháp của ngài Giác Tiên, vị tổ khai sơn của chùa, để giám định niên đại khai sơn chùa Trúc Lâm vào đầu thế kỷ 20. Vấn đề niên đại của chùa Trúc Lâm đã rõ, nhưng tiền thân của chùa là gì? Là ngọn đồi hoang dã của Dương Xuân hay một công trình kiến trúc cổ nào đó? Nếu tiền thân của chùa Trúc Lâm là công trình kiến trúc cổ thì nó là công trình gì?

Thăm chùa Châu Hoằng Liên Xã

Một buổi chiều đầu hạ, tình cờ lại có duyên lành đến thăm chùa Châu Hoằng Liên Xã, một ngôi chùa nhỏ nằm ngay đầu làng Lại Bằng của huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chùa Mai Vĩnh, huyện Phú Vang tổ chức lễ lạc thành, anh vị

Sáng ngày 15. 1. 2012, tại Chùa Mai Vinh, huyện Phú Vang, TT Huế, chư Tăng bổn tự và đạo hữu Phật tử đã trang nghiêm cử hành lễ lạc thành an vị Phật.

Chùa cổ Giác Lương

Chùa Giác Lương - một ngôi chùa được xếp hàng cấp quốc gia sớm nhất trong hệ thống chùa ở Thừa Thiên Huế (số QĐ 776/QĐ - VH ngày 23 - 6 - 1992).

Chùa Tường Vân, Huế

Chùa Tường Vân nằm về phía tây thành phố Huế, toạ lạc trên một quả đồi cách chùa Từ Đàm khoảng 500 mét. Khi lên hết dốc Nam Giao, đổ xuống dốc Từ Đàm, theo một lối đi nhỏ về phía tay phải (nay là đường Thích Tịnh Khiết-Admin), qua khỏi chùa Kiều Đàm, chùa Hương Sơn, đi sâu chừng nửa cây số, thì thấy cổng chùa Tường Vân.

Bài xem nhiều