Tam quan chùa Huế
"...Cổng tam quan của nhà chùa còn gọi là cửa Phật, cửa Tam bảo, cửa thiền, cửa từ bi...là để nói lên những ảnh hưởng vô cùng sâu sắc trong lối sống tu hành phạm hạnh của chư Tăng cũng như những ảnh hưởng to lớn đến đời sống tâm linh và đạo đức của thiện tín thập phương..."
Chùm ảnh "Ngắm chùa Thiên Mụ"
Chùa Thiên Mụ (天姥) hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây là trong những ngôi chùa cổ nhất của Huế.
Đạo tràng Vạn Phật chùa Vạn Phước: "trăm năm vọng tiếng nam mô…"
"Đạo tràng này đã có từ thời Ngài Giác Hạnh trú trì chùa Vạn Phước, tức từ năm 1910, rồi đến Ngài Nguyên Quang-Tâm Hảo (1940), Ngài Nguyên Nguyện - Tâm Hướng (1966), duy trì và phát triển cho đến nay gần 100 năm. Đầu tiên có tên là Đạo tràng Từ Mẫn, sau đó đổi thành Đạo tràng Quan Âm và đến nay đổi thành Đạo tràng Vạn Phật..."
Thăm chùa Kim Tiên qua "Ai Tư Vãn" của công chúa Ngọc Hân
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn ghi: Chùa Kim Tiên ở ấp Bình An, huyện Hương Thuỷ (nay là Phường Trường An, thành phố Huế) tương truyền do Bích Phong Hoà thượng dựng (khoảng cuối thế kỷ 17), bản triều Thế Tông (chúa Nguyễn Phúc Khoát - 1735-1765) sửa lại, sơn thếp xanh vàng rực rỡ. Phía trước chùa dựng lầu Vọng Tiên, quý chế rộng rãi, có giếng cổ sâu hơn 30 trượng, nước rất trong mát, tương truyền có tiên nữ thường tắm đêm ở đây nên cũng gọi là giếng Tiên".
Chùa Diệu Đế nối quá khứ và hiện tại
Nhắc đến chùa Diệu Đế, ai cũng biết đây là một trong ba ngôi Quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên mảnh đất Huế. Sự biến thiên của lịch sử đã lấy đi ít nhiều vẻ hoành tráng của ngôi tự này nhưng vị trí và vai trò của ngôi cổ Tự vẫn không hề thay đổi.
Chùa Tường Vân, Huế
Chùa Tường Vân nằm về phía tây thành phố Huế, toạ lạc trên một quả đồi cách chùa Từ Đàm khoảng 500 mét. Khi lên hết dốc Nam Giao, đổ xuống dốc Từ Đàm, theo một lối đi nhỏ về phía tay phải (nay là đường Thích Tịnh Khiết-Admin), qua khỏi chùa Kiều Đàm, chùa Hương Sơn, đi sâu chừng nửa cây số, thì thấy cổng chùa Tường Vân.
Định Huệ tự – ngôi chùa trên thượng nguồn sông Hương
"Chùa Định Huệ tọa lạc tại trên thượng nguồn sông Hương thuộc thôn Lương Miêu xã Dương Hòa, huỵện Hương Thủy nên còn gọi là chùa Lương Miêu. Muốn đến thăm chùa, có hai con đường, đường bộ theo đường Dạ Lê hoặc đường Tuần lên, nhưng thuận tiện hơn cả là đi thuyền trên sông Hương vì như thế vừa được tham quan sông Hương ngắm cảnh quan kỳ tú vừa mát mẻ mà lại khỏe người hơn.."
Chuyện kể từ một ngôi chùa
Chùa Đông Thiền, sau này Phật tử thường gọi là Đông Thuyền, là một ngôi chùa cổ, do ngài Tế Vĩ, đệ tử của ngài Liễu Quán, lập ra vào thế kỷ 18 ở làng Dương Xuân, nay thuộc phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Đến đầu thế kỷ 19, công chúa Ngọc Cơ, con vua Gia Long xuất gia tại đây, nên chùa được đại trùng tu. Dưới thời vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị, chùa tiếp tục được tôn tạo, hiện còn lưu lại trên bia.
Lần tìm dấu tích các ngôi bảo tháp xưa ở Thừa Thiên -Huế »»...
Rừng thiền "Lâm Lộc" kể từ ngày có chư vị thiền sư đến ẩn tu thiền định, vang vọng tiếng niệm Phật cũng đã hơn 300 năm. Chưa thấy ai thống kê mấy trăm năm qua đã có bao nhiêu vị thiền sư ẩn tích trong chốn núi rừng thâm u. Qua dấu tích các ngôi bảo tháp cho hậu thế chúng ta hình dung một phần sinh khí vượng của chốn thiền kinh một thời. Có ngôi thì có văn bia, biết được gốc tích cội nguồn, nhưng cũng lắm ngôi đã không còn di chỉ văn tự để hậu thế biết nguồn cơn.
Thăm chùa Sơn Bằng
Ngược dòng Hương Giang đi về phía thượng nguồn, qua núi Tứ Tượng nơi có tượng đài Quán Thế Âm lộ thiên cao sừng sững, là biểu tượng tâm linh oai nghiêm của Phật giáo xứ Huế, đến thôn Bằng Lãng xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, chùa Sơn Bằng hiện ra trong cỗ kính yên bình.