Tịnh thất Hoàng Mai
Tịnh thất Hoàng Mai cách khá xa trung tâm thành phố Huế. Nhưng Huế “nhỏ như bàn tay”, không phải mất nhiều thời gian để đến được đó… Không hiểu sao tôi mường tượng nhiều đến Sắc-Không khi đứng trước cảnh chùa này. Mỗi thứ đều mang một sắc màu nhạt, tạo cảm giác là một không gian rất tinh khiết và thanh tĩnh…
Đài Thánh Tử đạo, dấu ấn mùa Phật đản 1963
Vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày lễ vía đức Phật xuất gia, 8.2. Bính Ngọ (27.2.1966), PL. 2509, Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên đã long trọng cử hành lễ Khánh thành Đài Kỷ niệm Thánh Tử Đạo tại vườn hoa Đài Phát thanh Huế. Mùa đông năm trước, Ất Tỵ 1965, cũng tại địa điểm này, đã diễn ra Lễ Đặt viên đá đầu tiên, xây dựng Đài Kỷ niệm Thánh Tử Đạo vào sáng ngày 17 tháng 11, nhân ngày vía đức Phật A-di-đà.
TT Huế: Khánh thành chùa Khánh Vân (NPĐ La Vân Hạ)
Sáng 6-9-2012 (21.7. Nhâm Thìn) tại thôn La Vân Hạ, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Ban Hộ Tự cùng Sư Cô Trụ trì chùa Khánh Vân (NPĐ La Vân Hạ) đã trang nghiêm tổ chức lễ khánh thành công trình đại trùng tu chùa Khánh Hỷ (NPĐ La Vân Hạ).
Tiếng chuông chùa
“Tiếng chuông chùa”, ba chữ mang sẵn âm thanh tính linh hướng nội của hồn dân tộc, vô cùng gợi cảm. Hàng ngàn năm nay, vốn sống trong môi trường văn hóa đồng xanh nông nghiệp, thiên trọng màu xanh của thiên nhiên, của cây lá, mây trời, dịu dàng lã lướt như làn sóng lúa xanh non đang lã lơi đùa trước gió thu êm... người dân Việt tộc lại được huân tập nguồn âm thanh tính linh từ tiếng chuông chùa, âm thanh của đạo Phật từ bi tự tại, của “tam giáo đồng quy”, của Đạo học phương Đông, để trở thành con người có nếp sống tư duy, nếp sống tình cảm, và nếp sống tính linh rất đặc thù, rất Việt Nam.
Chùm ảnh "Ngắm chùa Thiên Mụ"
Chùa Thiên Mụ (天姥) hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây là trong những ngôi chùa cổ nhất của Huế.
Chùa làng, lẽ thiện của ngôi làng Việt Nam.
Đất vua, chùa làng", nhân dân Việt Nam ngày trước nói vậy: Đất là sở hữu của Quốc gia; chùa là sở hữu của làng, dân làng. Từ nghìn xưa cho đến nay, mỗi ngôi làng Việt Nam có một ngôi chùa - có nơi có nhiều hơn một ngôi chùa - do làng hay dân làng xây dựng ở đầu làng; ở các địa phương có núi, chùa tọa lạc ở cảnh thanh u, dựa lưng vào núi.
Chùa Kim Sơn
Lúc nhỏ ở Huế tôi không nghe tên chùa Kim Sơn. Cho đến gần đây cũng vậy, khách du lịch hỏi chùa Kim Sơn, xe đưa khách chưa chắc đã biết. Vậy mà Kim Sơn là tên một ngôi chùa rất cổ ở Huế, vận mạng gắn liền với lịch sử thăng trầm của đất nước.
Du lịch văn hóa tâm linh và hành hương thăm chùa Huế
Sử quan thế giới hôm nay có cách nhìn đổi mới, các quốc gia Âu Mỹ và tiếp nối là các châu Á, châu Phi và châu Đại Dương đã gọi thời phong kiến là trung đại. Vua chúa ngày xưa lo xây dựng cung điện, lăng tẩm, đền đài, chùa tháp , nhà thờ, chiến lũy, lâu đài… để bảo vệ vương quyền , tính kế dài lâu ngôi báu trị vì.
Chùa Thiên Mụ- rất ấn tượng trong lòng du khách
Được dịp vào Huế, lần đầu tiên, rất háo hức. Huế đẹp, và chùa Thiên Mụ rất đẹp, và khác nhiều so với các chùa chiền ngoài Bắc.
Tam quan chùa Huế
"...Cổng tam quan của nhà chùa còn gọi là cửa Phật, cửa Tam bảo, cửa thiền, cửa từ bi...là để nói lên những ảnh hưởng vô cùng sâu sắc trong lối sống tu hành phạm hạnh của chư Tăng cũng như những ảnh hưởng to lớn đến đời sống tâm linh và đạo đức của thiện tín thập phương..."