Chùa cổ Giác Lương

Chùa Giác Lương - một ngôi chùa được xếp hàng cấp quốc gia sớm nhất trong hệ thống chùa ở Thừa Thiên Huế (số QĐ 776/QĐ - VH ngày 23 - 6 - 1992).

Chùa Diệu Viên

Quê ngoại cho tôi nhiều kỷ niệm. Một trong những nơi làm cho tôi gắn bó nhiều nhất, mỗi lần kỷ niệm của ngày thơ ấu trở về với trọn vẹn thơ mộng, tươi vui... đó là Chùa Diệu Viên.

Chùa Vạn Phước-Vạn Phước Di Đà Tự

Tổ Đình Vạn Phước toạ lạc trên đỉnh núi Bình An, thuộc phường Trường An, thành phố Huế. Chùa quay mặt về hướng Tây Nam, xa xa có núi Thiên Thai làm tiền án, phía trước có khe suối Tiên quanh năm nước chảy trong xanh, phía sau có ngọn Hàm Long làm hậu chẫm. Là nơi “ Đạo mạch khai quang, xương long Phật Tổ”.

Từ Đàm lịch sử mãi còn vang vọng*

Hôm nay trong không khí hân hoan đón mừng một sự kiện lớn: Khánh thành Tổ Đình Từ Đàm, ngôi chùa có nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng của Phật Giáo Việt Nam. Tăng Ni Phật tử tỉnh Thừa Thiên Huế thành kính cung đón Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa lãnh đạo Trung Ương Giáo Hội từ Thủ Đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Chư Tôn Đức lãnh đạo Phật Giáo các tỉnh thành trên mọi miền đất nước quan lâm tham dự.

Chùa Diệu Viên

Chùa Diệu Viên là ngôi chùa sư nữ nổi tiếng vào bậc nhất của đất Thần kinh, nằm trên địa bàn phường Thủy Dương thuộc thị xã Hương Thủy, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km. Chùa Diệu Viên là ngôi chùa có lịch sử hình thành khá lâu đời.

Thực hư chuyện “rắn tu“ ở ngôi chùa nổi tiếng miền Trung

Đôi “rắn tu” dài hàng mét gồm một đực một cái thường “rủ” nhau từ núi Ngũ Phong về chùa Tra Am (thôn Tứ Tây, phường An Tây, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Kì lạ hơn nữa khi cặp rắn này chỉ xuất hiện tại chùa vào các ngày sóc vọng (các ngày 1, 15, 30 hàng tháng) và trú lại qua đêm trong hang cây da cổ thụ rồi lặng lẽ bỏ đi. Thấy chuyện lạ, một số người cho rằng đây là đôi rắn “có chân tu” nên mới về chùa để “nghe giảng giải kinh Phật”.

Ngôi chùa Thiên Mụ quê tôi

"Chùa Thiên Mụ thật là một kiệt tác nghệ thuật tinh vi vùng Phú Xuân hài hòa giữa môi trường êm dịu đất Thần Kinh. Tôi rất mừng khi nhà tôi chọn ngôi chùa quê tôi làm đề tài luận văn vì là một dịp để cô ta tìm hiểu sâu xa hơn tâm hồn Phật giáo nói chung, phong cách xứ Huế nói riêng, từ đấy tôi cũng hưởng lây được kiến thức mà cô ta đã gom góp..."

Giác Hoàng phạm vũ

Vào tháng hai năm Kỷ Hợi (1839), vua Minh Mạng sai dựng chùa Giác Hoàng tại nơi ở của mình lúc còn là hoàng tử. Sơ đồ kiến trúc ban đầu là một đồ án lớn. Chùa lấy Ngự Bình làm tiền án, toạ lạc trong hoàng thành, cách cửa Đông Nam (Thượng Tứ) khoảng 100 mét. Mặt tiền quay về phía Đông Nam (kiêm Đông) - tức hướng toạ Càn hướng Tốn. Khuôn viên chùa xưa là mặt bằng Tam Toà ngày nay, mà di chỉ độc nhất còn lại là cái giếng cổ.

Chùa Tịnh Giác

Chùa Tịnh Giác được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 7 (1856), sau khi chùa Linh Quang Huế được vua cho trùng tu, một số những vật liệu và những pháp bảo, tự khí của chùa dư ra, vua sắc cho bà hoàng hậu Trang Ý tận dụng đem về phòng Lạng Giang Quận Công để dựng chùa và đặt tên là Tịnh Giác. Chùa toạ lạc trong khuôn viên đất phòng Lạng Giang Quận công, thuộc phường Xuân Phú, thành phố Huế.

Niệm Phật đường Diêm Phụng kỷ niệm 63 năm thành lập (1947-2010)

Sáng ngày 28/8/2010 (19/7/Canh Dần), Ban Hộ tự Niệm Phật đường Diêm Phụng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 63 năm, ngày thành lập Khuôn hội và 54 năm thành lập Gia đình Phật tử dưới sự chứng minh tham dự của HT. Thích Giác Quang - Phó Trưởng Ban Thường trực BTS tỉnh GHPG TT-Huế cùng đông đảo Chư Tôn đức Tăng ni và bà con Phật tử ở trong và ngoài nước đã đến dự.

Bài xem nhiều