Chùa Kiều Đàm Huế

"Chùa Kiều Đàm tọa lạc trong một khu vực tập trung nhiều chùa tại ấp Bình An, làng Phú Xuân, huyện Hương Thủy ngày trước, nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế..."

Lần tìm dấu tích các ngôi bảo tháp xưa ở Thừa Thiên -Huế »»...

Rừng thiền "Lâm Lộc" kể từ ngày có chư vị thiền sư đến ẩn tu thiền định, vang vọng tiếng niệm Phật cũng đã hơn 300 năm. Chưa thấy ai thống kê mấy trăm năm qua đã có bao nhiêu vị thiền sư ẩn tích trong chốn núi rừng thâm u. Qua dấu tích các ngôi bảo tháp cho hậu thế chúng ta hình dung một phần sinh khí vượng của chốn thiền kinh một thời. Có ngôi thì có văn bia, biết được gốc tích cội nguồn, nhưng cũng lắm ngôi đã không còn di chỉ văn tự để hậu thế biết nguồn cơn.

Niệm Phật đường Diêm Phụng kỷ niệm 63 năm thành lập (1947-2010)

Sáng ngày 28/8/2010 (19/7/Canh Dần), Ban Hộ tự Niệm Phật đường Diêm Phụng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 63 năm, ngày thành lập Khuôn hội và 54 năm thành lập Gia đình Phật tử dưới sự chứng minh tham dự của HT. Thích Giác Quang - Phó Trưởng Ban Thường trực BTS tỉnh GHPG TT-Huế cùng đông đảo Chư Tôn đức Tăng ni và bà con Phật tử ở trong và ngoài nước đã đến dự.

Chuyện kể từ một ngôi chùa

Chùa Đông Thiền, sau này Phật tử thường gọi là Đông Thuyền, là một ngôi chùa cổ, do ngài Tế Vĩ, đệ tử của ngài Liễu Quán, lập ra vào thế kỷ 18 ở làng Dương Xuân, nay thuộc phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Đến đầu thế kỷ 19, công chúa Ngọc Cơ, con vua Gia Long xuất gia tại đây, nên chùa được đại trùng tu. Dưới thời vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị, chùa tiếp tục được tôn tạo, hiện còn lưu lại trên bia.

Về Huế thăm lại núi Túy Vân

Cách thành phố Huế chừng 50km về phía nam, Túy Vân - Núi Rùa (xã Vinh Hiền, Phú Lộc) có cái tinh khiết, trong trẻo gần như tuyệt đối của một vùng trời, nước và đảo hoang sơ, ít dấu chân người.

Mở thoáng tầm nhìn từ đỉnh Linh Thái

Phong thuỷ học cho biết hễ nơi nào núi tiếp giáp với biển cuộc đất trở thành linh diệu mà ngôn ngữ xưa gọi là danh thắng, hình thắng, thiên địa, phước địa. Người xưa lập am, dựng miếu, xây chùa tháp ở nơi ấy để tỏ lòng tạ ơn sông núi, trời Phật. Đào Duy Từ (1572-1634) sinh trưởng ở đất Thanh Hoá, vào Nam năm Ất Sửu, 1625. Trải qua một thời gian lận đận long đong, họ Đào được Sãi Vương (Nguyễn Phúc Nguyên 1613-1735) trọng dụng rồi phong dần đến chức Quân Cơ Tham Lý Quốc Chính, tước Lộc Khê hầu.

Du lịch văn hóa tâm linh và hành hương thăm chùa Huế

Sử quan thế giới hôm nay có cách nhìn đổi mới, các quốc gia Âu Mỹ và tiếp nối là các châu Á, châu Phi và châu Đại Dương đã gọi thời phong kiến là trung đại. Vua chúa ngày xưa lo xây dựng cung điện, lăng tẩm, đền đài, chùa tháp , nhà thờ, chiến lũy, lâu đài… để bảo vệ vương quyền , tính kế dài lâu ngôi báu trị vì.

Tìm vể chùa cổ Tân Sa

Một cư sĩ họ Trần, người làng Tân Sa, vào năm 2008, từng nói ở làng Tân Sa có một ngôi chùa cổ trên 500 năm tuổi. Ông cho biết ngôi chùa do một vị tướng họ Trần, theo vua Lê bình Chiêm, sau khi thắng giặc, tâu vua xin lập làng, rồi lập chùa ở Tân Sa để ẩn tu.

Thăm chùa cổ Viên Giác

Chùa Viên Giác là ngôi cổ tự trên 300 năm tuổi, ở gò Bình An, gần miếu Lịch đại đế vương. Cũng như các ngôi chùa cổ khác ở Huế, do thiên tai, chiến tranh, biến loạn thì chùa bị xuống cấp, hư hỏng… và đạo hữu lại quyên góp và được những bà hoàng, công chúa, …dâng cúng tiền của để tôn tạo, cơi nới bề thế hơn.

Thăm chùa Sơn Bằng

Ngược dòng Hương Giang đi về phía thượng nguồn, qua núi Tứ Tượng nơi có tượng đài Quán Thế Âm lộ thiên cao sừng sững, là biểu tượng tâm linh oai nghiêm của Phật giáo xứ Huế, đến thôn Bằng Lãng xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, chùa Sơn Bằng hiện ra trong cỗ kính yên bình.

Bài xem nhiều