Không gian biểu tượng triết lý Thiền tông trong thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ

Triết lý Thiền tông thì nhiều, trong khi mỗi tác giả lại có nhiều cách kiến  giải khác nhau. Do đó, không gian tượng trưng cho triết lý thiền phải là một thế giới không gian với một hệ thống sự vật và hiện tượng phong phú... không gian đó có khi là khung cảnh mùa Xuân trăm hoa đua nở, là ngọn núi cô tịch vắng lặng làm nền cho một làn khói mỏng bay lên, ...

Hành trình về đất Phật: Tây du ký sự kỳ 8, ngày 11-7 –...

Trên đường viễn du chúng tôi luôn mang lè kè cuốn cẩm nang hướng dẫn du lịch của nhà xuất bản Lonely Planet, mặc dù nó hơi nặng. Khổ sách cỡ pocket book nhưng dày tới 1244 trang. Nó cung cấp các thông tin về lịch sử, văn hóa, thắng cảnh, bản đồ, khách sạn, văn phòng du lịch. v.v. cùng nhiều lời khuyên hữu ích.

Cửa người

Năm 1984, tôi mê một cô gái ở “phố nhà binh”, cô này con quan, gia đình nề nếp, kỷ cương như trại lính. Bố mẹ cô ấy phong phanh biết chuyện yêu đương của con gái, họ ra lệnh cấm trại, nội bất xuất ngoại bất nhập. Thỉnh thoảng tôi đạp xe lướt qua lướt lại, đeo kính đen, liếc trộm từ xa. Năm thì mười hoạ may thì nhìn thấy cô ấy đứng ở cửa.

Những chương trình nghệ thuật đón xuân Giáp Ngọ tại Huế

Chào mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ diễn ra nhiều hoạt động nghệ thuật nhằm phục...

Thương nhớ đồng quê.

Ông Thức tự nhận mình là người nhà quê. Quê rặt. Mặc dầu ông sống ở thành phố gần năm mươi năm. Năm mươi năm. Đó là khoảng thời gian vật đổi, sao dời. Vậy mà chẳng thành thị hoá được chất nhà quê trong con người ông từ nếp nghĩ cho đến sinh hoạt.

Trăng Vu Lan

                “ tháng sáu buôn nhãn bán trăm tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân „     Một nửa vầng trăng gió lộng biển rộng ngút đợi chờ đi… đi… đi...

Carnot thời nay

Ông Carnot xưa là một ông quan to nước Pháp, một hôm nhân lúc rảnh việc về chơi quê nhà. Khi ông đi ngang qua trường học ở làng, trông thấy ông thầy dạy mình lúc bé, bây giờ đã đầu tóc bạc phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông ghé vào thăm trường và chạy ngay lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép mà nói rằng:

Thương nhớ hoàng lan

“Nhà Như lai là tâm từ bi lớn đối với tất cả chúng sanh, y Như lai là lòng nhu hoà nhẫn nhục, toà Như lai chính là nhất thiết pháp không” (Kinh Pháp hoa). Trong văn học Việt Nam hiện đại, có rất nhiều tác phẩm viết rất hay về vẻ đẹp tình cảm trong cửa Thiền. Hồn bướm mơ tiên, Tắt lửa lòng, Tình người, Đưa em tìm động hoa vàng và nhiều tác phẩm khác nữa. Thương nhớ hoàng lan của nhà văn nữ đương đại Trần Thuỳ Mai cũng là tác phẩm rất hay viết về đề tài này.

Đôi mắt Di Đà

Tôi có một người dì lấy chồng Chệt Quảng Đông. Dì sanh hai con, một trai và một gái. Trai tên Phá Lường (Hoa Lương), gái tên là Phá Lục Lìn (Hoa Ngọc Liên). Dượng rể tôi làm tài phú cho một chành lúa ngoài Cầu Dài, đối diện với Chợ Cá tỉnh Vĩnh Long, cách chợ bởi dòng rạch Long Hồ... Dì tôi là cô trưởng nữ, má tôi là cô gái út cách nhau mười bảy tuổi. Khi má tôi sanh ra tôi thì anh Lường của tôi bắt đầu đi hỏi vợ...

Ai điên, ai tỉnh?

Đôi khi xuống phố thấy người điên đứng giữa đường chỉ chỏ, nói nhảm rồi la hét, ta thấy cảm thương cho thân phận bất hạnh của người đã mắc phải căn bệnh quái ác! Ta cũng cám cảnh khi thấy vẻ điên loạn càng khiến mọi người phải sợ hãi, xa lánh người bệnh đó.

Bài xem nhiều