Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Người Phật tử đối với Đạo và Đời

Người Phật tử đối với Đạo và Đời

89
0

Theo Triết Thuyết của  đạo Phật con người dần dần hoàn thiện để đem lại một đời sống an lạc không khổ đau…

Cái ưu việt của  đạo Phật là con người: tu tức là sửa mình tự  thấy điều sai và sợ nhân quả: để tự  “ làm mới mình: tự thắp đuốc lấy mà  đi thì sẽ có một cuộc sống hài hoà  hạnh phúc”. Người Phật tử chân chính là người yêu thương mọi người: người gieo rắc yêu thương đến muôn loài. Như lời Phật: “Phật yêu thương chúng sanh như con đỏ”. Con người: sinh ra để được yêu thương và yêu thương kẻ khác (từ bi). Tình yêu thương là chìa khoá vạn năng: mở tất cả các cửa: người hạnh phúc nhất là người có một ngân hàng yêu thương rộng lớn nhất. Hay nói một cách khác một ngân hàng phúc đức.

“Dù xây chín bậc phù đồ

không bằng làm phúc cứu cho một người”

Và người hạnh phúc thứ hai được nhận tài khoản yêu thương đó.

Ai? Tha nhân hay chúng sanh hay là những người con Phật tử xin thưa: Tất cả

Một ngạn ngữ của Mỹ đã viết: Người hạnh phúc và người giàu có nhất là người có bạn nhiều bạn tốt.

Theo môn tử vi và  theo Thuyết âm dương: Người có nhiều bạn hay nói rộng hơn: là có bề mặt xã hội tốt: thì dễ thành công: vì đó là người “hoà” với tất cả mọi người. Đó là cung Nô và trong cung Nô luôn luôn có “sao thiên thương” có nghĩa là Trời thương. Hàm ý rằng ở sao cho Trời thương, mọi người thương thì thành công. Theo Thuyết nhân quả: yêu thương người (là nhân) rồi mới nhận được sự yêu thương (là quả). Được mọi người yêu thương chân thành giúp ta: Ta thành công và hạnh phúc…

Trong đạo Phật dùng tình yêu thương như một vũ khí sắc bén quý  báu. Vì lẽ đó Triết thuyết nhà Phật  đã lan toả thấm vào mọi trái tim trên hoàn vũ. Vì lẽ đó đạo Phật ngày nay như một làn sóng kỳ diệu dội vào trái tim nhân loại và coi như một triết lý tối thượng trong giáo dục.

Từ yêu thương đi  đến hỷ xã (vui vẻ, tha thứ) giống như nhà  tư tưởng Lewis Smedes đã nói rằng: “Tha thứ là mở cửa nhà tù phóng thích cho một người, mà nhận ra rằng người ấy là chính mình”.

Đức tình thứ ba là GIÁC NGỘ: Tự thấy điều sai của mình để sửa đổi làm thay đổi chính mình và có thể làm thay đổi đối tượng xung quanh mình. Nói khác hơn, giác ngộ cũng là tự thấy mình lầm lỗi và sửa đổi cho tốt hơn và chính mình nhận được sự thay đổi đó ở trong cuộc đời. “M.Grandhi cũng đã khuyên: chính bạn hãy là sự thay đổi mà bạn đang chờ mong ở cuộc đời.”

Đức tính thứ tư là BỐ THÍ: Cho những gì mà người ta cần (trong phạm vi sẵn có của chính mình). Triết lý ngàn xưa của Phật đã hun đúc tư tưởng của Author Unknown “cảnh tượng đẹp nhất trên đời là cảnh tượng mà ta cùng chia sẻ”.

Vai trò của Phật tử: đạo Phật đã được du nhập vào nước ta qua cửa ngõ Đông Nam Á vào thế kỷ  thứ II vì vậy tỉ lệ Phật tử của Đông Nam Á là 80% – 90%. Hầu như ai cũng theo đạo Phật và ai cũng biết được sự tích đức Phật lúc đản sanh, tu học và thành đạo qua lời kể của ba mẹ hay ông bà: “Ngày xưa có bà Hoàng hậu Mayda ở Ấn Độ nằm mộng thấy một con voi trắng sáu ngà… Sau bà thọ thai, giáng sinh một thái tử rất đẹp là Tất Đạt Đa. Khi ngài ra đời có 7 hoa sen hé nở chào đón ngài và ngài đã bước lên những đoá hoa tươi thắm trong giờ phút đầu tiên của cuộc đời…

Ngày xưa ở nước Ấn Độ có một vị vua là Tất Đạt Đa. Ngài đã từ bỏ ngai vàng, vợ đẹp và con ngoan để đi tìm chân lý giúp nhân loại thoát khổ đau…”

Từ một triết thuyết  ưu việt ngàn xưa trong “Kinh Đại Thừa” đã đặt ra những vấn đề rất là “cao xa”, “vô thường”, “giải thoát” sự phù du của cuộc đời và cuốc sống sẽ đi về đâu sau khi chết. Triết thuyết quá cao xa mà coi nhẹ sự giáo huấn, sau này “Kinh Tiểu Thừa” có đề cập đến: những yếu tố giáo dục nhưng chưa được rõ ràng, hệ thống hoá và chưa trở thành một giáo điều trong sự tu sửa và hoàn thiện chính mình. Thật ra đó chính là cái nhân để đi đến kết quả tốt trong đời. Để tiến đến một cuộc sống hạnh phúc an lạc, không còn khổ đau… Trong khi thời đại bây giờ những văn minh ồ ạt của Tây phương đang phổ biến ở nước ta qua mọi phương tiện truyền thông. Vì vậy, tôi thiết nghĩ rằng: vai trò của cư sĩ hay là Phật tử đối với Đạo và Đời, chúng ta cần:

    Soạn thành một hệ thống giáo dục cho cuộc sống (cách ăn ở, đối xử, thực hiện chính nghĩa trong cuộc sống).
    Bổn phận đối với những người thân thích và xã hội.
    Bổn phận đối với tổ quốc.

Vì lý do là  trong Kinh Đại Thừa những đề tài được đặt ra xa với thực tế, mơ hồ và cao siêu, không tạo được một nền tảng giáo dục cốt lõi cần cho hiện tại.

Nhìn chung cư sĩ  hay Phật tử chỉ đi chùa, tụng kinh (hiểu kinh thì ít). Để tạo công đức thì làm việc thiện. Tức là tạo nhân tốt để đạt quả tốt. Nhưng đôi khi quên mất đi bổn phận với đời, có thể quên đi những bổn phận đối với những người thân yêu. Nên đôi khi gần như là cuồng tính đam mê và có khi lại sai với lời Phật dạy.

Đi chùa, cúng dường siêng năng, làm công quả được phước. Trong khi quên đi cha mẹ đang cô đơn ở nhà, thiếu sự săn sóc cần thiết cho tuổi già. Khi làm như vậy người Phật tử đó đã quên đi lời Phật dạy: “Cha mẹ là Phật tại thế.”

Ham đi chùa để được giải thoát mà quên đi bổn phận đối với chồng con: Chồng đau, con đói đang chờ ở nhà cần sự trợ giúp của một người đang đau ốm chờ đợi.

Con đang chờ mẹ về để xin tiền học phí.

Đi chùa làm từ thiện trong khi chưa hoàn thành bổn phận với gia đình. Thậm chí đi giúp chương trình này chương trình nọ, trong khi trong dòng họ có những người cần giúp đỡ hơn. Thậm chí quên lưu tâm đến người giúp việc mình: cơm không đủ no, áo không đủ ấm, neo đơn, đang giao phó cuộc đời cho mình. Lại không giúp đỡ, thương yêu, lại khắc bắc, tính toán, nghi hoặc.

Những hành động như  vậy cũng chẳng khác nào đi hái sao trên trời mà  cầu phước, mà quên mất những ngọn rau má dưới chân mình rất cần cho ta khi đói lòng.

Đi tới chùa thì vui vẻ, mềm mỏng nhưng về nhà không hiểu cách đối xử với con cái: “bắt nạt, độc tài, dùng quyền uy không đúng”. Đi chùa nhưng chứng nào vẫn tật đó, sống không hiểu biết, thường làm khổ những người xung quanh.

Những em còn vị thành niên đi chùa nhưng đôi khi lại quên đi bổn phận đối với cha mẹ, anh chị em trong gia đình, quên đi sự học hành là cần thiết để sống và để làm vừa lòng cha mẹ và cũng tạo nên một nền tảng vững chắc cho tương lai.

Trong kinh Phật gọi đó là vô minh (làm một việc gì không được sáng suốt lắm). Và vì lẽ đó nên đức Phật đã yêu thương nhân loại. Vì nhân loại quá vô minh nên có một cuộc sống khổ đau, hằng ngày…Ngài đã rũ bỏ tất cả để đi tìm một triết lý giải thoát sự khổ đau của loài người.

Chúng ta là những Phật tử hay là những cư sĩ nên triển khai Triết thuyết của đạo Phật một cách rõ ràng, khoa học qua nguyên tắc từ bi, hỷ xã và giác ngộ. Dựa trên Thuyết nhân quả để soạn thảo ra một hệ thống giáo dục với đầy đủ những khía cạnh cần thiết: hiểu biết, hiểu biết mình, hiểu biết người, hiểu biết bổn phận của mình đối với đời để giúp mình và giúp mọi người có một cuộc sống đầy yêu thương và hạnh phúc đúng như sự ước nguyện của Đức Thế Tôn và cũng là niềm khát khao của nhân loại trong thời đại bấy giờ…

T.N.K

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here