Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Danh nhân Phật giáo Nam Hà: Thiều Dương Hầu

Danh nhân Phật giáo Nam Hà: Thiều Dương Hầu

104
0

Việt Nam Phật Giáo Sử Luận ( Nguyễn Lang – NXB Văn Học – HN 1992 ) tập II , chương XXIII , mục Thạch Liêm và Tào Động ở Đàng Trong tr.242-243 .

Lịch sử Phật Giáo Đàng Trong . Chương IV , hòa thượng Thạch Liêm và phái Thiền Tào Động ở Đàng Trong ( tr 209 – 210 ) .

Hai tập sách này đã căn cứ theo Hải Ngoại Ký  Sự để viết về Thiều Dương Hầu : “ ông là anh thứ ba của Minh Vương ( Nguyễn Phước Châu hay Chu ) , chưa biết tên thực . Quy y thọ giới Bồ  tát với hòa thượng Thạch Liêm . . . “

Xét theo phổ hệ Nguyễn Phước Tộc , đối chiếu với thư tịch cổ , chúng ta biết : Thiều Dương Hầu là con trai thứ 3 của Hiệp Đức Hầu , tên Thiều . Thông lệ thời đó , thường lấy tên thực ghép với tước phong . Ví như thân phụ ông là công tử Hiệp được phong Hiệp Đức Hầu , anh thứ hai của ông là Lệ , được phong Lệ Tuyền Hầu . . .

So sánh thế thứ , căn cứ theo chính sử và  tộc phổ thì Thiều Dương Hầu là em con chú  của Minh Vương Nguyễn Phước Chu . Nhưng Thích Đại Sán trong Hải Ngoại Kỷ Sự , lại gọi ông là Vương huynh thứ 3 ( Thiều Dương Hầu ) và anh của ông là Vương huynh thứ 2 ( Lệ Tuyền Hầu ) . Như vậy phải chăng sự ghi chép của Nguyễn Khoa Chiêm là đúng hơn các tác phẩm được soạn về sau ? Từ Vương huynh ở đây không phải chỉ anh ruột , mà là anh con bác , bởi Minh Vương là con trai độc nhất của Nghĩa Vương , các em đều mất sớm không con nối dõi .

Các con cùa Hiệp Đức Hầu đều hiển đạt , nhưng chỉ có Thiều Dương Hầu là nối được gương cha . Tuổi trẻ sinh trưởng trong cảnh quyền quí tột đỉnh , nhưng ông sớm hâm mộ đạo Thiền . Ông cùng với quyến thuộc , qui y thọ giới  Bồ tát với Hòa thượng Thạch Liêm ( Thích Đại Sán ) vào chiều mồng 8 tháng 4 năm Ất Hợi ( 1695 ) tại chùa Thiền Lâm – Huế . Trong số vương công , đại thần thời đó , ông là người được Hòa Thượng Thạch Liêm gọi là bậc Đại sĩ  ( Bồ tát ) . Hết lời tán dương phong cách tao nhã  , hào sảng , trung thực của ông . Vì ông vốn là  “ tướng nòi “ nên Hòa thượng dạy  ông trong việc tu tập cũng phải quyết tâm hạ thủ  công phu , như tích xưa Hàn Tín đánh Triệu , dàn trận quay lưng ra bờ sông , chỉ “ một sống một chết “ .

Truyền thống tại gia Bồ tát , vừa là danh tướng vừa là Thiền sư của dòng Hiệp Đức Hầu , Thiều Dương Hầu . . .được kế thừa liên tục đến đời cháu thứ sáu là Đại Tướng Tôn Thất Thuyết , người quyết chiến đấu với giặc Pháp tới cùng . Kết quả cả nhà ông , cha con , vợ chồng , anh em đều hy sinh vì nước ! Bài minh do ông viết để khắc vào chuông tiến cúng nhà thờ Tổ tại Vân Thê , có đoạn rất cảm động , nói về gia phong của mình :

Nghe truyền rằng : Ngài Tổ trước là  Quốc Oai Công , do dòng dõi tôn quý  mà sớm làm tướng , công lao đánh dẹp thuộc hàng đầu trong số  bề tôi mở nước . Sau khi thôi chức , Ngài về dựng am nhỏ lấy việc thờ Phật bàn Kinh làm vui . Phật ở trong nhà mà chẳng xuất gia là vậy .

Cháu  đời thứ sáu là Thuyết này , nhờ  đức Tổ mà được  ơn vinh . Làm việc ngoài cõi  đến nay đã hơn mười năm , cũng chưa xứng đáng với nếp nhà , lấy làm hổ  thẹn . Duy vẫn nhớ kế  thừa y bát dù trong cơn mộng mị  vẫn không quên . Vì việc quân nhiều phen được ban thưởng trọng hậu , nên có  thể để dành vàng mà  đúc chuông . . .

Sau biến cố Giáp Ngọ ( 1774 ) , đô thành Phú Xuân bị quân Trịnh chiếm đóng , tiếp theo là cuộc cách mạng Tây Sơn ( 1788 – 1802 ) tư liệu , thư  tịch thời các chúa Nguyễn bị tiêu hủy , thất lạc gần hết . Thêm vào đó , có thể các Nho thần triều Nguyễn sau này soạn sử cũng lược bỏ bớt phần liên quan đến tín ngưỡng đạo giáo , khiến ngày nay rất khó tìm hiểu về tư tưởng , hành trạng của hai nhân vật trên.

T.Đ.S

Tài liệu tham khảo :

1.   Nguyễn Hiền Đức , LSPGĐT , tập I , II ( TP HCM , NXB Thành Phố , 1995 )

2 . Tôn Thất Thuyết  – Lê Nguyễn Lưu dg ( Tạp chí Sông Hương số  3 1995 ) tr 91

3 . Đại Nam Thực Lục Tiền Biên – Quốc sử quán triều Nguyễn

4 . Việt Nam khai quốc chí truyện – Nguyễn Khoa Chiêm

5 . Hải Ngoại Kỷ  Sự – Thạch Liêm Thích Đại Sán

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here