Lễ hội và môi trường giáo dục tâm linh giữ gìn nếp sống văn...

Lễ hội là dạng thức hoạt động văn hóa tổng hợp, đồng thời đây còn là một môi trường giáo dục tinh thần và phổ cập những giá trị văn hóa dân tộc trong nhân dân. Lễ hội liên quan hoặc có nội dung tôn giáo xuất phát từ nhu cầu tâm linh chính đáng của con người, đặc biệt là đối với những tôn giáo đã được bản địa hóa, đã có một quá trình thích nghi với đời sống của cộng đồng hay của địa phương.

Dịch vụ phóng sinh trên sông Hương – tại sao không?

Mùa xuân năm 2004, trong chuyến du lịch Ấn Độ, tôi có dịp đến thăm Varanasi bên bờ con sông Hằng huyền thoại. Varanasi còn được gọi là Ba-La-Nại, là thành phố có tuổi đời 5.000 năm - một trong những thành phố cổ xưa nhất còn tồn tại. Đức Phật đã nhiều lần giảng pháp ở đây. Thời trai trẻ, chúa Jesus cũng một thời trầm tư mặc tưởng bên quảng sông này.

Nhẹ lòng nghe tiếng chuông chùa…

TT - Huế thì nhỏ và nhiều biến động. Gần đây, biến động dễ thấy nhất là hình như người dân Huế cứ giật mình thon thót hay choáng ngợp về cụm từ hoa mỹ: “các giá trị Huế”.

Những khối đá huyền bí – Bài 4: Linga “tam vị nhất thể”

Điều đáng nói là gần phiến đá có điêu khắc nội dung lễ cưới của nữ thần núi tuyết Parvati (ở làng Ưu Điềm, Thừa Thiên - Huế) lại có một linga nằm sẵn tự bao giờ...

TP.HCM 'khoe' tượng phật được bảo hiểm 6 triệu USD

Tượng phật Đồng Dương được bảo hiểm 6 triệu USD đã chính thức xuất hiện trong buổi khánh thành phòng trưng bày văn hóa Óc Eo và Chămpa tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (TP.HCM). Tượng phật Đồng Dương cao 1,2 mét là một trong những cổ vật rất quý hiếm và nổi tiếng trên thế giới. Bức tượng có niên đại khoảng thế kỷ 8 - 9, được tìm thấy tại Quảng Nam, cũng được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về mặt mỹ thuật.

Những khối đá huyền bí – Bài 1: Phiến đá được phong thần

Đá là vật vô tri vô giác nên người ta thường ghép đá với những tính cách cứng nhắc lạnh lùng. Nhưng không hẳn như thế, bởi trong dân gian và sử sách đã có nhiều câu chuyện về thế giới huyền bí và đời sống sinh động của đá. Đầu tiên là chuyện tảng đá khắc hình một nữ thần không mặc áo, để ngực trần, đã chìm xuống sông Trà, nằm im qua nhiều mùa trăng, rồi bất chợt “nổi lên” vào một buổi giông hè.

Con đường đậu phụ

"Không ai biết đích xác nguồn gốc đậu phụ, nhưng có một truyền thuyết cho rằng thực phẩm này do Hoài Nam Vương Lưu An đời Hán Trung Quốc sáng chế vào khoảng năm 164 trước Tây lịch. Ông là nhà cai trị có trí thức, thường giao du với Đạo Phật và Đạo Lão. Để giúp thêm hương vị cho bữa ăn chay của các thân hữu, ông đã tìm cách chế biến đậu nành thành những món ăn ngon bổ trong số đó có đậu phụ. "

GS.TS. Thái Kim Lan: Văn hoá Phật giáo là nền tảng của văn hoá...

"Văn hóa Phật giáo qua thời gian đã thấm nhuần trong phong tục, tập quán, trong tâm tư, tình cảm giúp định hình nên cốt cách Việt... vun đắp cho cội nguồn văn hóa Việt...”

Gia Hội khu phố cổ tuyệt vời ở Huế

Từ sau ngày các chúa Nguyễn thiên di thủ phủ xứ Đàng Trong đến Kim Long (1636) và Phú Xuân (1687), do yêu cầu tiêu dùng của phủ Chúa và quan binh, đã hình thành ở Phố Lữ Bao Vinh một khu phố thị. Đến nửa thế kỷ XIX khu phố thị nầy lan dần lên phía chợ Dinh Gia Hội và tồn tại cho đến ngày nay. Kinh thành Huế được UNESCO công nhận là Thành cổ thì khu Gia Hội Chợ Dinh chính là khu phố cổ của Huế.

Thưởng ngoạn "văn hoá xanh” trong chùa Huế

"Văn hoá xanh trong vườn chùa Huế, màu xanh rất đặc trưng của chùa Huế. Màu xanh ấy được un đúc lên bằng một nếp sống văn hoá ứng xử giữa cây và người, người thương cây, cây thương người tâm tâm ấn ấn nên chốn thiền môn xứ Huế toát lên một màu xanh rất đặc trưng, màu thiền u tịch, yên ắng, tỉnh lặng mà luôn tươi vui, sinh động..."

Bài xem nhiều