Bến sông Hương
"Thuở ấy, bến đò Thừa Phủ bên hữu ngạn, bến đò cạnh Nghinh Lương Đình bên tả ngạn, là nơi đón đưa khách từ bên này qua bên kia sông. Đò là phương tiện qua sông đưa học sinh trường Quốc Học và Đồng Khánh ở phía Bắc sông Hương đến trường. Hình ảnh con đò khua mái chèo trên dòng sông xanh, đưa nữ sinh Đồng Khánh với tà áo dài trắng, tóc xõa ngang vai, nghiêng nghiêng nón lá, đã in đậm trong hoài niệm của biết bao thế hệ học sinh."
Tháng Giêng lên chùa cầu an
Hàng năm cứ vào những ngày đầu tháng Giêng âm lịch là bà con Phật tử Huế lại có truyền thống rủ nhau lên chùa cầu xin quý thầy dâng sớ cầu an đầu năm. Và những ngày đầu năm nay cũng vậy, trên các ngã đường dẫn đến những ngôi chùa Huế cái không khí bà con Phật tử tấp nập lên chùa cầu an chừng như mỗi ngày mỗi đông hơn, mỗi sinh động hơn.
Anh thư nước Việt (Hình tượng người Phụ Nữ theo dòng chảy văn học)
Hình tượng được chạm khắc trên TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN hẳn đã minh chứng cho thế giới biết rõ bản lai diện mục của dòng giống Tiên Rồng Lạc Việt ở cõi trời Đông Á có bao lơn để cai quản thềm lục địa xa khơi bao gồm nhiều đảo và hải đảo lớn nhỏ do thiên nhiên và đất trời ưu đãi cho người Việt và các dân tộc anh em trong quá trình dựng nước và mở nước. Hơn bốn ngàn năm từ thời cổ đại cho đến ngày nay không một bà mẹ Việt Nam nào hát ru con mà không thuộc nằm lòng câu hát thời thượng buổi còn nằm nôi:
Lễ hội đền Huyền Trân
Tiếp theo sau Đại lễ cầu "quốc thái dân an" (ngày mùng 8 Tết Canh Dần) hôm nay, ngày 22-2, (mùng 9 Tết) Lễ hội Đền Huyền Trân Xuân Canh Dần đã chính thức được khai hội với sự tham gia của đông đảo chư tôn đức, Tăng, Ni, Phật tử, nhân dân Thừa Thiên - Huế cùng du khách trong và ngoài nước.
Lễ hội Đền Huyền Trân: Linh thiêng lễ cầu quốc thái dân an
Lễ hội Đền Huyền Trân năm 2010 (Xuân Canh Dần) đã được tổ chức trong hai ngày 21và 22 tháng năm /2010 (8-9/1/Canh Dần) tại Trung tâm Văn hoá Huyền Trần, Núi Ngũ Phong, phường An Tây thành phố Huế.
Nơi tôi ăn Têt
Buổi sáng tôi lóc cóc mở cánh cửa gỗ, thò đầu nhìn ra đường xem o bán cháo gạo đỏ bên cạnh nhà đã dọn ra chưa. Tôi thích ăn cháo gạo đỏ với cá kho buổi sáng, mỗi khi về Huế. Các em tôi lại ái ngại, thương hại vì buổi điểm tâm nghèo nàn, buổi sáng thiếu chi món ăn, nào bún bò, nào bún cua, bánh canh, cháo gà, cháo bò, xôi thịt hon, bánh mì pa tê,…mà chị cứ cháo gạo đỏ.
Ngàn năm tìm lại dấu rồng bay
Mùa Xuân Canh Tuất (1010) tại kinh đô Hoa Lư, triều thần suy tôn Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế thay thế nhà Tiền Lê. Tháng 7, vua hạ chiếu dời đô về thành Đại La với lý do: “...xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là Thượng đô kinh sư truyền mãi muôn đời...”(1).
Minh triết Việt trong đời thường
Có một thực tế hiển lộ một cách vừa rõ nét, vừa tờ mờ long ẩn xoay quanh thuật ngữ “minh triết” mà nghĩa lý thâm sâu, dung dị khiến người ta cứ tưởng nghĩ là khó lòng nắm bắt hương vị thanh thoát của ý nghĩa ngôn từ ấy. Ý niệm về minh triết bàng bạc, trong cuộc sống đời thường như là tinh anh, tinh hoa phảng phất trước mắt, soi bóng, in hình trong tâm khảm con người.
Du xuân cùng chùa Huế
Cùng với không khí vui xuân, đón tết của đồng bào cả nuớc, người Huế có truyền thống dành ra ngày mồng một để đi chùa lễ Phật, cầu nguyện một năm quốc thái dân an. Và những ngôi chùa Huế, chính là nơi gửi gắm tâm linh, ẩn chứa bao nét văn hoá của một vùng đất cố đô văn vật.
Bánh cộ: hương sắc Tết cổ truyền xứ Huế
“Bánh cộ”, là một tên gọi khác của người Huế để chỉ bánh in bằng các loại bột, đây là một loại bánh chủ yếu được làm ra để cúng Phật và tổ tiên ông bà (chữ “cộ” là đồ cúng bái). Bánh này rất nhiều chủng loại: bánh bột nếp, bánh bột huỳnh tinh, bánh bột đậu xanh, bánh hạt sen trần...Bánh được in và tạo hình bằng các khuôn đồng có hình chữ Nhật (khoảng 2x3cm) và một cái nắp khuôn có hoa văn chữ Thọ, chữ Phúc, chữ Lễ, hay hoa sen, trái đào tiên...và được gói bằng giấy gương ngũ sắc nên còn được gọi là bánh ngũ sắc.