Từ Đàm lịch sử mãi còn vang vọng*

Hôm nay trong không khí hân hoan đón mừng một sự kiện lớn: Khánh thành Tổ Đình Từ Đàm, ngôi chùa có nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng của Phật Giáo Việt Nam. Tăng Ni Phật tử tỉnh Thừa Thiên Huế thành kính cung đón Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa lãnh đạo Trung Ương Giáo Hội từ Thủ Đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Chư Tôn Đức lãnh đạo Phật Giáo các tỉnh thành trên mọi miền đất nước quan lâm tham dự.

HT Nhất Hạnh viết thư gửi NT Diệu Trí

"Chị hãy nằm yên, để cho tiếng niệm Phật thấm vào cơ thể. Em đã từng nghe chị trì tụng bài Quy Nguyện: "cùng tăng thân xin nguyền trở lại, nơi cõi đời làm việc độ sinh, giờ phút này sông núi chứng minh, cúi xin đức Từ Bi nhiếp thọ... " lời nguyền còn đó, chị sẽ trở lại, làm một sư cô trẻ, một sư chú trẻ. Chúng ta phải tiếp tục chí nguyện ngày xưa."

Lễ nhập kim quan cố Ni trưởng Thích Nữ Diệu Trí

Chiều ngày 24.3.2010 (9.2 Canh Dần) tại chùa Diệu Nghiêm, Thôn Thượng 2, Xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế, Ban Tổ chức tang lễ và Môn đồ Pháp quyến đã trang nghiêm cử hành lễ nhập kim quan của cố Ni trưởng Thích Nữ Diệu Trí.

CÁO PHÓ (Ni trưởng Thích Nữ Diệu Trí tân viên tịch)

                  Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Tỉnh Thừa Thiên Huế Môn phái Tổ Đình Từ Hiếu Ni Bộ Thừa Thiên Huế Trân trọng báo tin đến...

chùa Diệu Đức-Huế

Chùa Diệu Đức là ngôi chùa sư nữ nổi tiếng vào bậc nhất của đất Thần kinh, trước năm 1930 Ni bộ TT Huế hầu như không có cơ sở để tu học, sư Bà Diêu Không được chư tôn ủy cử cho mượn chùa Từ Đàm làm nơi ở và tu hành học đạo cho Ni bộ. Thấy được nỗi khó khăn đó, đến năm 1932 cố Sư bà Diệu Không đã vận động và bỏ tiền ra mua một khu đất gần kề với chùa Kim Tiên trên đường Lam Sơn (nay là đường Điện Biên Phủ) xây dựng một tự viện làm nơi tu học cho Ni chúng tại TT-Huế lúc đó và đặt tên là chùa là Diệu Đức rồi mời Sư bà Diệu Hương làm trú trì.

Kỷ niệm húy nhật lần thứ 39, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Hương viên...

Sáng ngày 25/1/Canh Dần (10/3/2010) Ni chúng bổn tự chùa Diệu Đức (phường Trường An, thành phố Huế) đã trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật lần thứ 39, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Hương viên tịch.

Tượng Phật nào cổ nhất Việt Nam?

Xuất hiện tại Pháp vào năm 2005 trong một triển lãm cổ vật Đông Nam Á và được phía Pháp mua bảo hiểm với giá 5 triệu USD, tượng Phật Đồng Dương trở thành một trong những bức tượng giá trị nhất của cổ vật Việt Nam. Hiện, bức tượng Phật Đồng Dương này đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (TP HCM) để công chúng chiêm ngưỡng...

Kỷ niệm 37 năm ngày Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết viên...

Sáng ngày 22/1/Canh Dần (7/3/2010) tại Tổ đình Tường Vân, Tăng chúng bổn tự đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 37 năm ngày Đức Đệ Nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết viên tịch. Chư tôn Hòa thượng trong Thường trực Ban Trị sự GHPG Thừa Thiên Huế, các Tổ đình tự viện và Đạo hữu Phật tử các Đạo tràng Đoàn chúng đã đến dự lễ. Ban Biên tập xin trích đăng vài dòng lược sử để bày tỏ lòng thành kính tưởng niệm công hạnh lớn lao của Ngài đối với Đạo pháp và Dân tộc.

Xem lễ “Dựng – hạ nêu” tại chùa Diệu Đế-Huế

“28 Tết dựng nêu, mồng 7 hạ nêu tiễn ông bà về trời”. Đã hơn 20 năm nay, tục lệ Tết xưa ấy vẫn còn được lưu giữ tại chùa Diệu Đế, một trong 4 ngôi quốc tự thời vua Nguyễn ở Huế.

Sắc xuân chùa Huế

Ai đã có duyên đến chùa Huế trong những ngày Xuân, ngày Tết chắc cũng đều cảm nhận được Xuân trong chùa Huế là Xuân của đất trời giao hoà với Xuân của lòng người, khoảng cách giữa người với người, giữa thầy với trò gần gũi nhau hơn. Ngoài thế gian, Tết đến Xuân về quý nhất là gia đình sum họp của nhiều thế hệ cháu con, còn trong chùa thì đầm ấm thiêng liêng là tình cảm đôn hậu, khiêm cung giữa thầy và trò.

Bài xem nhiều