Chùa Từ Thiền làm lễ chú nguyện rót đồng Tôn tượng Đức Phật Thích...

Sáng ngày 5/8/2010 (25/6/ Canh Dần) tại cơ sở đúc đồng Nguyễn Văn Minh (Phường Đúc – TP. Huế), Ni chúng chùa Từ Thiền (phường An Tây – TP. Huế), làm lễ chú nguyện rót đồng tôn tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Buổi lễ đặc dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Quang Nhuận trưởng Ban hoằng pháp tỉnh GHPG Thừa Thiên Huế; Hòa thượng Thích Hải Ấn trưởng ban Văn Hóa tỉnh GHPG Thừa Thiên Huế cùng chư tôn đức Tăng Ni Phật tử các chùa trong TP. Huế.

Chuyện kể từ một ngôi chùa

Chùa Đông Thiền, sau này Phật tử thường gọi là Đông Thuyền, là một ngôi chùa cổ, do ngài Tế Vĩ, đệ tử của ngài Liễu Quán, lập ra vào thế kỷ 18 ở làng Dương Xuân, nay thuộc phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Đến đầu thế kỷ 19, công chúa Ngọc Cơ, con vua Gia Long xuất gia tại đây, nên chùa được đại trùng tu. Dưới thời vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị, chùa tiếp tục được tôn tạo, hiện còn lưu lại trên bia.

Lược ý Tăng mão trong Phật giáo Bắc truyền

“Đầu đội trời, chân đạp đất” là quan niệm truyền thống về hình dáng của Tăng già Phật Giáo, vấn đề chư Tăng Phật Giáo Bắc truyền có đội mão, có chổ không thông với quan niệm trên. Phật Giáo khi truyền qua Đông Độ quan niệm “Đầu đội trời chân đạp đất” không còn phù hợp đối với khí hậu cũng như phong tục tập quán lễ chế của phương Đông, làm cho chư Tăng Bắc truyền trong sinh hoạt thường ngày cũng như hoằng Pháp có nhiều trở ngại.

Huế: Mùa an cư thanh tịnh

Không như Phật giáo ở các tỉnh thành khác thường tổ chức Trường Hạ cho chư Tăng và chư Ni tập trung về ăn cư; Phật giáo Thừa Thiên Huế thường lại tổ chức “An cư tại chỗ”. Mỗi chùa kiến lập mỗi trú xứ An cư riêng tại chùa đó.

Về Huế thăm lại núi Túy Vân

Cách thành phố Huế chừng 50km về phía nam, Túy Vân - Núi Rùa (xã Vinh Hiền, Phú Lộc) có cái tinh khiết, trong trẻo gần như tuyệt đối của một vùng trời, nước và đảo hoang sơ, ít dấu chân người.

Mở thoáng tầm nhìn từ đỉnh Linh Thái

Phong thuỷ học cho biết hễ nơi nào núi tiếp giáp với biển cuộc đất trở thành linh diệu mà ngôn ngữ xưa gọi là danh thắng, hình thắng, thiên địa, phước địa. Người xưa lập am, dựng miếu, xây chùa tháp ở nơi ấy để tỏ lòng tạ ơn sông núi, trời Phật. Đào Duy Từ (1572-1634) sinh trưởng ở đất Thanh Hoá, vào Nam năm Ất Sửu, 1625. Trải qua một thời gian lận đận long đong, họ Đào được Sãi Vương (Nguyễn Phúc Nguyên 1613-1735) trọng dụng rồi phong dần đến chức Quân Cơ Tham Lý Quốc Chính, tước Lộc Khê hầu.

“TAM BẢO”

"Không ai bảo ai tự nhiên mọi người đều khóc ròng rồi đồng loạt quì xuống lạy Thầy. Đó là những giây phút cuối cùng thiêng liêng nhất của lễ trai đàn chẩn tế. Trong nước mắt mọi tấm lòng đã mở ra và thật sự mọi việc đã viên mãn. Chắc nhiều người còn nghi ngờ về Tam Bảo nhưng tôi đã may mắn được gặp Tam Bảo trong đời thường."

Festival Huế 2010: Giới thiệu điệu múa Lục cúng hoa đăng

Trong khuôn khổ Festival Huế 2010, tối ngày 7/6/2010 tại sân chùa Từ Đàm đã diễn ra chương trình biểu diễn điệu múa “Lục cúng hoa đăng” do chư tôn đức trong Ban Nghi lễ Giáo hội Phật giáo tỉnh và các Tăng sinh trường Trung cấp Phật học Thừa Thiên Huế phụ trách biểu diễn. Có rất đông du khách trong nước và quốc tế đến xem.

Du lịch với chùa Huế

Huế là trung tâm Phật giáo xứ Đàng Trong với hàng trăm ngôi cổ tự ẩn mình dưới những rặng thông già. Văn hóa Thuận Hóa – Phú Xuân xưa và của Huế hôm nay luôn có một dòng chảy của văn hóa Phật giáo tạo nên cho phong cảnh và con người xứ Huế vẻ trầm mặc và sâu lắng.

Du lịch văn hóa tâm linh và hành hương thăm chùa Huế

Sử quan thế giới hôm nay có cách nhìn đổi mới, các quốc gia Âu Mỹ và tiếp nối là các châu Á, châu Phi và châu Đại Dương đã gọi thời phong kiến là trung đại. Vua chúa ngày xưa lo xây dựng cung điện, lăng tẩm, đền đài, chùa tháp , nhà thờ, chiến lũy, lâu đài… để bảo vệ vương quyền , tính kế dài lâu ngôi báu trị vì.

Bài xem nhiều