Phải chăng Quốc Tự Linh Mụ còn có tên gọi "Thiên Mẫu"!

xưa nay, chùa Thiên Mụ có hai tên gọi chính thống theo sử sách: Thiên Mụ hoặc Linh Mụ. Năm Tự Đức thứ 15, 1862 vì kiêng kỵ chữ “Thiên” cho nên danh xưng Thiên Mụ (天姥) được cải đổi thành Linh Mụ (靈姥).

Đài Thánh Tử đạo, dấu ấn mùa Phật đản 1963

Vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày lễ vía đức Phật xuất gia, 8.2. Bính Ngọ (27.2.1966), PL. 2509, Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên đã long trọng cử hành lễ Khánh thành Đài Kỷ niệm Thánh Tử Đạo tại vườn hoa Đài Phát thanh Huế. Mùa đông năm trước, Ất Tỵ 1965, cũng tại địa điểm này, đã diễn ra Lễ Đặt viên đá đầu tiên, xây dựng Đài Kỷ niệm Thánh Tử Đạo vào sáng ngày 17 tháng 11, nhân ngày vía đức Phật A-di-đà.

Huyền Không Sơn Thượng chốn thanh tao

Huyền Không Sơn Thượng không phải một ngôi chùa lớn hoành tráng ở Huế - đất cố đô với bao đền đài thành quách....

Ôi thân yêu bóng chùa Từ Đàm

Quay nhìn về quá khứ cách đây hơn 300 năm, tại Hoàng Long sơn, một vùng đất phía Nam Sông Hương, đối diện với...

Mở thoáng tầm nhìn từ đỉnh Linh Thái

Phong thuỷ học cho biết hễ nơi nào núi tiếp giáp với biển cuộc đất trở thành linh diệu mà ngôn ngữ xưa gọi là danh thắng, hình thắng, thiên địa, phước địa. Người xưa lập am, dựng miếu, xây chùa tháp ở nơi ấy để tỏ lòng tạ ơn sông núi, trời Phật. Đào Duy Từ (1572-1634) sinh trưởng ở đất Thanh Hoá, vào Nam năm Ất Sửu, 1625. Trải qua một thời gian lận đận long đong, họ Đào được Sãi Vương (Nguyễn Phúc Nguyên 1613-1735) trọng dụng rồi phong dần đến chức Quân Cơ Tham Lý Quốc Chính, tước Lộc Khê hầu.

Chùa Huyền Không ở cố đô

Chùa Huyền Không ở thôn Nham Biền, Hương Trà ngoại vi thành phố Huế. Đây là ngôi chùa Phật giáo Nam Tông, hậu thân của chùa Huyền Không ở Lăng Cô, Phú Lộc xưa.

Thành Phố Huế: Lễ đặt đá đại trùng tu Chùa Viên Giác

Sáng 5-4, Hòa thượng Thích Hải Ấn, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế,...

Những ngôi quốc tự soi bóng đôi bờ sông Hương

Nói đến dòng sông thì sông nào cũng có nguồn, có cửa; sông Hương chảy theo hướng Tây-Đông nên nguồn và cửa tương đối...

Chùa Diệu Viên

Quê ngoại cho tôi nhiều kỷ niệm. Một trong những nơi làm cho tôi gắn bó nhiều nhất, mỗi lần kỷ niệm của ngày thơ ấu trở về với trọn vẹn thơ mộng, tươi vui... đó là Chùa Diệu Viên.

Thực hư chuyện “rắn tu“ ở ngôi chùa nổi tiếng miền Trung

Đôi “rắn tu” dài hàng mét gồm một đực một cái thường “rủ” nhau từ núi Ngũ Phong về chùa Tra Am (thôn Tứ Tây, phường An Tây, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Kì lạ hơn nữa khi cặp rắn này chỉ xuất hiện tại chùa vào các ngày sóc vọng (các ngày 1, 15, 30 hàng tháng) và trú lại qua đêm trong hang cây da cổ thụ rồi lặng lẽ bỏ đi. Thấy chuyện lạ, một số người cho rằng đây là đôi rắn “có chân tu” nên mới về chùa để “nghe giảng giải kinh Phật”.

Bài xem nhiều