Dù có ra sao…cũng vẫn còn một tấm lòng

Kính dâng tấm lòng chia sẻ và cầu nguyện đến người dân và đất nước Haiti

Sleepsong – tiếng khóc của hành tinh xanh

Có bao giờ bạn tự hỏi, liệu trái đất sẽ có ngày tận thế hay không? Liệu nền văn minh mà loài người chúng ta luôn tự hào rồi sẽ đến một ngày kết thúc?

Chùm ảnh Kỳ quan về tượng đá ở Trung Quốc

Huyện Đại Túc, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc có một kho tàng các tác phẩm tượng điêu khắc về tôn giáo có niên đại từ thế kỷ 7 trước công nguyên. Theo thống kê, có khoảng 50.000 bức tượng khác nhau nằm trên vách đá dọc sườn đồi trên các ngọn núi của huyện Đại Túc. Ảnh trên China.

Ra mắt thi phẩm “Cát bụi đường bay” của Hàn Long Ân

Tối ngày 3/1/2010 (19/11/Kỷ Sửu) trên dòng sông Hương hiền hoà thơ mọng và huyền ảo, đã diễn ra buổi lễ ra mắt thi phẩm “Cát bụi đường bay” của Hàn Long Ẩn. Buổi lễ ra mắt có sự tham dự của quý thầy, quý cô, các nhân sĩ trí thức, những người yêu thơ cùng các ca sĩ, nghệ sĩ thuộc Nhạc viện Huế, câu lạc bộ ca Huế.

Cảm xúc viết trong ngày tảo tháp Liễu Quán (19/11/Kỷ Sửu)

Một buổi sáng tinh mơ, ngày 19-11 Kỷ Sửu, ngày tảo tháp Tổ Liễu Quán, tôi thức dậy sớm hơn mọi ngày, chế một bình trà thật nóng, toả hương thơm lâng lâng để tự sởi ấm lòng mình. Vừa uống trà vừa chờ trời sáng, trời mùa đông xứ Huế sáng muộn hơn mùa Xuân, mùa Hạ, và mùa Thu, đã hơn 5 giờ mà trời vẫn còn tờ mờ...

Tâm Huế 4 (hết)

Suốt mấy mươi năm, Trí Hải đã nghe quen tiếng chuông nên dần dần không còn nghe nó nữa, như những đứa con xứ Huế khôn lớn còn mấy ai nhớ mùi sữa mẹ đọng trên vành môi. Tiếng chuông ngân vẫn u trầm dìu dặt nhưng không một giọt chuông nào rơi vào hồn Trí Hải vì lòng ông đã đầy đặc chuyện đời, trí ông đã ngổn ngang trăm mối. Khi tâm thức không còn khoảng trống cho hiện tại và mất đi sự ngạc nhiên tươi mát trẻ thơ thì tiếng chuông hay tiếng đồng vọng của đất trời cũng chỉ là dư âm dội vào tường gạch vỡ.

Tâm Huế 3

Chùa Từ Vân lặng lẽ đón hai người khách cũ đã mệt nhoài vì sương nắng đường xa. Trí Hải và lão bộc âm thầm khăn gói lên đường tìm sư Trúc Lâm. Vẫn chỉ là núi rừng và khung cảnh cũ nhưng cái lạnh của núi rừng nhức buốt từng thớ thịt mà sư Trúc Lâm vẫn tham thiền trong tư thế kiết già với mảnh áo choàng đơn sơ. Đợi đến ngày thứ ba, Trí Hải mới đến bên nhà sư lên tiếng:

Tâm Huế 2

Một ngày đầu Xuân, cả kinh thành và hoàng cung nhốn nháo khi nghe tin Trí Hải cùng đám tùy tùng lặng lẽ rời tư dinh trong một cuộc hành trình đi về hướng Tây Bắc, tìm lên núi Ngọc Trảng cách xa kinh thành cả năm bảy ngày đường.

Tâm Huế 1

Tâm Huế là tâm không/Mênh mông hồn vũ trụ/Gối hồi chuông Thiên Mụ/Nằm ngủ giữa bao la (Trụ Vũ)

Từ những câu ca dao: 1. "Sông sâu sào ngắn khốn dò, người khôn...

Sông sâu gợi hứng cho cái khôn ngoan, sâu sắc của người khôn. Cái sâu thâm viễn của cái khôn ngoan của con người cũng như cái sâu tận đáy của giòng sông bị nước bao phủ, khó dò, khó thấy. Người khôn ngoan thường sống với nội tâm, với cái biết thâm viễn của họ. Họ biết nhiều, biết rõ mọi sự mọi vật, nhưng họ ít nói! Vì sao người khôn ít nói?

Bài xem nhiều