Cửa người
Năm 1984, tôi mê một cô gái ở “phố nhà binh”, cô này con quan, gia đình nề nếp, kỷ cương như trại lính. Bố mẹ cô ấy phong phanh biết chuyện yêu đương của con gái, họ ra lệnh cấm trại, nội bất xuất ngoại bất nhập. Thỉnh thoảng tôi đạp xe lướt qua lướt lại, đeo kính đen, liếc trộm từ xa. Năm thì mười hoạ may thì nhìn thấy cô ấy đứng ở cửa.
Minh tinh Thẩm Thúy Hằng – Từ màn bạc đến cửa Phật từ bi
Buổi chiều của đời nghệ sĩ như một bữa tiệc tàn trên sân ga cuối cùng của cuộc đời. Bao nhiêu cẩm bào, ngai vị, xa hoa gấm vóc cũng trả lại hết cho đời. Người nghệ sĩ sẽ lui về nơi ẩn náu của mình, như truyền thuyết về loài chim Phượng Hoàng trong thần thoại Ấn Độ.
Về giữa bao la
Bao la ơi,
Cho tôi thả mình giữa lòng bao la
trên những cánh đồng mênh mông
nơi mặt hồ lung linh gợn sóng
giữa bầu trời cao...
Con thằn lằn chọn nghiệp
Một cái am nhỏ nằm giữa một con đường truông thăm thẳm, vắng vẻ âm u, không một xóm nhà, ít người qua lại. Am ấy mới được xây cất, độ non ba năm thôi. Trong am chỉ có một sư cụ già, thui thủi một mình quanh năm chẳng được ai thăm viếng.
Đôi mắt Di Đà
Tôi có một người dì lấy chồng Chệt Quảng Đông. Dì sanh hai con, một trai và một gái. Trai tên Phá Lường (Hoa Lương), gái tên là Phá Lục Lìn (Hoa Ngọc Liên). Dượng rể tôi làm tài phú cho một chành lúa ngoài Cầu Dài, đối diện với Chợ Cá tỉnh Vĩnh Long, cách chợ bởi dòng rạch Long Hồ... Dì tôi là cô trưởng nữ, má tôi là cô gái út cách nhau mười bảy tuổi. Khi má tôi sanh ra tôi thì anh Lường của tôi bắt đầu đi hỏi vợ...
Mùi của mây trời
Mùi long não trên người bà già xộc lên mũi tôi trong lúc giúp bà cài dây an toàn. Bà hỏi mở cửa sổ được không, một câu hỏi khiến tôi phải bật cười, như ngay trước đó bà hỏi trên này có nhà vệ sinh không hay là phải ghé dọc đường làm cái chuyện không ai thay thế được. Chúng tôi đang ngồi trên chiếc máy bay sẽ cất cánh trong giây lát nữa.
Sóng lành mùa Phật đản
"Đức Phật xuống đời mang cho đời một nguồn an lạc. Sóng lành mùa Phật Đản từ mấy nghìn năm trước không biết có khác chi mấy nghìn năm sau. Nhưng con người bỗng thấy gần nhau hơn và nhìn vào đất trời lộng gió sâu hơn qua hương sen trên hồ và tiếng chuông chùa trầm ngân rơi dần vào tịch lặng."
Ngày của Mẹ
Hai hôm nữa là Ngày của Mẹ
Trời phương Tây nhớ Mẹ phương Đông
Chim về tổ mẹ hiền che cánh mỏng
Mẹ nghìn trùng thương nhớ...
Bài Ca Vọng Cổ (tặng những người còn ca và còn nhớ vọng cổ)
Với những người Việt phải sống xa quê hương, tình yêu quê hương đất nước luôn luôn vừa thiêng liêng, cảm động lại vừa giản dị và cụ thể. Nhiều khi, trong cuộc sống bận rộn của chúng ta, chỉ cần nghe một giọng nói, một câu hò, hay thấy một tà áo dài, một bông hoa cam, hoa bưởi, hay thậm chí, chỉ thấy một ngọn rau răm, rau dấp... cũng đủ làm cho ta bồi hồi xúc động, mắt rưng rưng lệ... Bài viết sau đây sẽ cho quý độc giả thấy được, lòng tự hào và tình yêu quê ngoại Việt Nam đã được ngự trị và được ấp ủ một cách chân thành, cảm động trong tâm hồn mộc mạc của một người Việt lai Phi, sống cô đơn tại một vùng rừng hoang vu, viễn tây của Phi Châu.
Ai điên, ai tỉnh?
Đôi khi xuống phố thấy người điên đứng giữa đường chỉ chỏ, nói nhảm rồi la hét, ta thấy cảm thương cho thân phận bất hạnh của người đã mắc phải căn bệnh quái ác! Ta cũng cám cảnh khi thấy vẻ điên loạn càng khiến mọi người phải sợ hãi, xa lánh người bệnh đó.