Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Đức Phật ở nhân gian

Đức Phật ở nhân gian

95
0

Trong Phật giáo, có khá nhiều quan niệm về đức Phật, nhưng quan niệm chính xác là Phật ở nhân gian mang ý nghĩa đức Phật vốn là con người, điều đó cũng có nghĩa con người có thể thành Phật.

Phật giáo là một tôn giáo đặc biệt chú trọng vai trò lý trí. Như thế chúng ta không nên làm mất đi đặc tính đặc thù này của đức Phật dưới tư cách là vị đạo sư của loài người, lại không thể chuyển đổi một Tôn giáo đề cao trí tuệ thành một Tôn giáo đề cao vai trò tín ngưỡng mang tính huyền bí. Nếu chúng ta chỉ đơn giản dựa vào những yếu tố như là: thanh tịnh, thân tướng tốt đẹp viên mãn, yếu tố xuất gia, thành Phật, nhập diệt để hình thành ý nghĩa Phật giáo, điều đó cũng không nói lên được ý nghĩa tôn giáo của Ngài.

Là một người Phật tử thuần thành và chân chánh, cần phải nắm rõ lý do nào mà đức Phật có được sự sùng kính của con người, chính là lòng từ bi và trí tuệ của Ngài, cho nên gọi ngài là Phật. Chỉ có ở đây và con người mới có thể thành Phật, mới có thể hoàn thành nhân cách một vị Phật. chính vì vậy mà chúng ta mới nuôi dưỡng lòng tin và ước muốn trở thành một vị Phật như Ngài. Con người vốn có hai yếu tố lý trí và niềm tin, bắt nguồn từ hai yếu tố này mà con người đi tìm chân lý và tự do. Đó là mục tiêu của Phật giáo ở tại thế gian.

Sở dĩ Ngài được gọi là Phật (Buddha), vì Ngài có khả năng như thế nên gọi Ngài là Phật, tức là sinh mạng và thể tánh của Ngài. Như trong kinh nói: “Người nào thấy được Duyên khởi là người ấy thấy pháp, người nào thấy pháp người ấy thấy Phật”, đây là pháp thân của Phật. Tại sao một vị sa môn Cù đàm tu khổ hạnh được mọi người tôn xưng là Phật?

Điều này chắc chắn không phải Ngài là vị hoàng tử xuất gia, tu khổ hạnh, hoặc nói pháp, mà yếu tố chính Ngài là người đã giác ngộ. Giác ngộ chân lý của nhân sinh là pháp Duyên khởi. Bản chất của pháp Duyên khởi là chỉ cho chúng ta thấy: sự tồn tại của các pháp đều do nhân duyên, không có pháp nào mang tính thường hằng, độc lập tồn tại, hay tự nhiên mà sanh.

Tất cả mọi pháp đều có quy luật chung là đầy đủ nhân duyên thì sanh, hết nhân hết duyên thì tan rã, là sự tồn tại trong mối quan hệ mật thiết. Đức Phật khi thực hành thiền định, với trí tuệ Ngài thấy được sự huyễn hóa của tính duyên khởi mà chứng ngộ sự tịch diệt của duyên khởi. Chính vì Ngài đã thành tựu sự giác ngộ này, cho nên thế nhân gọi Ngài là Phật.

Thế thì, nếu như chúng ta cũng giác ngộ tính sanh diệt của duyên khởi này, điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đạt được sự giác ngộ như Phật, được cái gọi là Phật. Đây chính là vấn đề trung tâm của Phật giáo, nếu chúng ta có được sự hiểu biết như thật như Ngài, thì chúng ta không có sự hiểu biết tưởng tượng của chúng sanh.

Để vấn đề được rõ hơn, chúng ta lấy một ví dụ để thuyết minh. Nếu chúng ta đứng hai bên một vật lớn, vật đó ngăn cách chúng ta không thấy nhau. Vật này vốn là tướng hòa hợp của duyên khởi, nhưng chúng ta lại xem nó là một vật chân thật. Đây chính là cái làm cách ly giữa hai người.

Giả sử tuệ nhãn của chúng ta so với tia laser còn sáng hơn, thì đối với vật cách này, không đủ sức làm chướng ngại, đến lúc ấy chúng ta cũng rõ được thật tướng của nó, không những trí tuệ đôi bên sáng suốt, cùng quan sát tiếp xúc cùng một đối tượng, đến một trình độ không còn thấy bỉ thử, có thể cùng thấy nhau.

Đây gọi là ‘tâm tâm tương ấn’, có nghĩa là tâm mình cảm nhận được tâm của người, cùng mười phương chư Phật có chung một tỷ căn để hít thở. Là người Phật tử, cần phải sống bằng ‘văn tư’, (là sự học tập và tư duy) để có được chánh kiến, thấy được pháp duyên khởi này, đây chính là niềm tin chân chính, sự biết và thấy như Phật.

Nếu như chúng ta sử dụng định tuệ để quan sát các pháp, chúng ta sẽ chứng ngộ và thấy Phật. Khi đức Thế Tôn còn tại thế, có lần Thế tôn tham gia đại hội, mọi người đều muốn gặp Phật. Lúc bấy giờ ngài Tu Bồ Đề ngồi bên triền núi trầm tư. Ta có nên đi gặp Phật không? Do duyên khởi như vậy mà Phật nói: “Người nào thấy pháp Duyên khởi thì người ấy thấy Phật.

Tại sao chúng ta không quán pháp duyên khởi? Phật quan sát tất cả pháp đều do duyên khởi sanh, đều mang tính vô thường diễn biến. Do quan sát thấy rõ các pháp là vô thường, nên thấu rõ các pháp vốn là không tánh, do đó thể nhập pháp tịch diệt của cảnh giới bậc Thánh. Lúc bấy giờ Thế tôn với người đến gặp Ngài nói rằng: Ông cho ông là người gặp ta trước phải không? Không phải như thế, Tu Bồ Đề chính là người trước tiên thấy ta. Đây là một trong những phương diện để gọi ngài là Phật.

Trong kinh nói: Giải thoát giới kinh thị nhữ đại sư. Câu này có nghĩa: “Kinh giải thoát giới” là vị thầy cao cả của chúng sanh. Lại nói: Năng cúng dường tăng, tức cúng dường ngã dĩ. Nghĩa là: Cúng dường chúng tăng là cúng dường Phật. Đây là tuệ mạng của đức Phật, hay nói cách khác là sinh mạng của Phật.

Sự tồn tại của đức Phật là sự tồn tại trong tập đoàn sinh hoạt của tăng già, có tăng tức có Phật. Căn cứ từ điểm này, chúng ta thấy đức Phật là người vĩ đại. Sự vĩ đại của Ngài vượt ra ngoài sự suy nghĩ của con người. Pháp tánh duyên khởi là pháp tắc trọng yếu của vũ trụ và nhân sanh.

Thế thì việc tu dưỡng thân và tâm của chúng ta, chính là ý nghĩa “cộng tồn”. Tất cả sự tồn tại đều không thể tương phản pháp tánh duyên khởi này. Nói một cách khác là, thế và xuất thế gian không thể có nguyên tắc thứ hai, do vậy cần y cứ theo đó mà phụng hành. Bản chất của Phật pháp là bình đẳng, không có giai cấp, tự do không áp chế, tập thể không phải cá nhân.

Từ bản chất của đức Phật là nội dung giác ngộ của pháp duyên khởi, nó trở thành yếu tố sống một cách sinh động, được biểu thị qua tập thể của tăng già, do sự tồn tại của tăng già mà nó được tồn tại. Sự tổ chức của tăng đoàn, có thể nói là sự biểu hiện một cách cụ thể của pháp tánh.

Do đó sự tồn tại của Phật pháp không phải do sự tồn tại tự viện, Phật tượng, kinh điển, các hình thức…, mà sự tồn tại đó tùy thuộc vào yếu tố có thể hiện được bản hoài của đức Phật, và sự thanh tịnh của Tăng già hay không. Vì tăng có trách nhiệm hoằng dương Phật pháp, không phải là sự vĩ đại của cá nhân, cũng không phải là một người ẩn cư trong rừng sâu. Vấn đề gia đình hóa, thương nghiệp hóa là sự xuất Phật thân huyết, cùng với Phật pháp không quan hệ gì.

Duyên khởi tánh là pháp thân của Phật, sự hòa hợp của chúng tăng là tuệ mạng của Phật. Trong đức Phật có khả năng như thế, nên gọi ngài là Phật, toàn bộ thân và tâm của những đệ tử của Phật tác thành tánh chất của Phật.

C.T

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here