Trang chủ Sáng tác - Nghệ thuật Vĩnh Ấn (1927-2008) Người "vẽ cõi lặng"

Vĩnh Ấn (1927-2008) Người "vẽ cõi lặng"

132
0

Tuy nhiên, giữa cảnh sống êm đềm, mê hoặc ấy, đến năm 1945, anh từ giã thân phụ lúc bấy giờ làm chủ tự Phủ Tuy Lý Vương lên đường gia nhập Giải phóng quân, sang đến bên Lào. Nhưng thời gian này kéo dài không lâu. Anh bị bệnh, ghẻ lở đầy mình, được giải ngũ.

Bàn tay Phật  I (1966)

Năm 1951, anh sang Pháp. Trong khi theo học tự do bộ môn Hội họa, anh làm nhiều nghề sinh sống, từ nghề gác dan cho đến nghề nấu nướng. Anh có biệt tài về ẩm thực nhưng chỉ trổ tài các dịp yến tiệc đặc biệt và giữa anh em thân thiết. Về lanh vực này, anh được phong tặng là “cordon-bleu”, bếp trưởng thượng thặng. Anh sống độc thân một thời gian dài, làm bạn với một cây sáo trúc mà anh sử dụng điêu luyện.

Bàn tay Phật II,III (gravure 66)

Khi tôi sang Pháp, anh đưa tôi đến Viện Bảo tàng Le Louvre và nhất là viện Bảo tàng Rodin. Anh dừng lại lâu ở từng tác phẩm, như thể là lần đầu tiên được mục kích. Hỏi ra mới biết đây là những nơi anh đến mấy chục lần. Trông anh không những là nghệ sĩ, không những là người say mê nghệ thuật, mà còn như thể là người mộ đạo, sẵn lòng chiêm ngưỡng và nhập tâm.

Bàn tay Phật IV (gravuare 66)

Từ những tác phẩm nghệ thuật bất tử của nhân loại, đặc biệt là tranh và tượng, anh hun đúc cho mình một quan niệm sáng tạo gần như tự làm khó mình, miệt mài suy nghĩ, tẩn mẩn chi li sửa soạn tấm bố, bôi xóa rất nhiều, vẽ đi vẽ lại không nản. Anh bảo: “Soạn sửa khung bố mà thôi, có khi mất trót năm”. Anh lại còn nói: “Quan niệm về triển lãm hoặc về việc bán tranh, ở Việt Nam và ở Pháp, có nhiều điểm khác nhau. Ở Pháp, họa sĩ quan tâm đến sáng tác nhiều hơn là triển lãm. Phòng tranh có người xem cũng được, không có người xem vẫn không sao. Anh cứ lo vẽ, vẽ một số tranh, và đến một lúc nào đó mời một số người đặc trách (ở Bộ Văn hóa chẳng hạn) đến xem tranh. Những người này thuộc một ủy ban chuyên trách và thẩm định. Giai đoạn ấy là quan trọng và có tính quyết định. Những khâu tiếp theo: nơi triển lãm, phương tiện lao động sáng tạo, bán tranh… gần như thể ‘vô vi tự nhiên thành’. Vì chính ủy ban này sẽ đảm trách việc tìm phòng triển lãm cho họa sĩ, quan tâm đến đời sống của họa sĩ, đặc biệt ở các khâu: phương tiện vật chất để sáng tạo nghệ thuật, chế độ nghỉ dưỡng, và nếu những khoản này được lo toan thì việc bán tranh sẽ trở thành chừng mực, không còn bức thiết nữa.”

Âm thanh vỡ oà (cica 78)

Vĩnh Ấn sử dụng bút chì, bút sắt. Anh vẽ tức cảnh hoặc lược ghi hình ảnh vào cuốn tập hoặc cuốn sổ đem theo bên mình, thích ghi lại những góc phố nhỏ, vắng vẻ, những dáng cây lẻ loi, bên cạnh những phác thảo chân dung phụ nữ, trẻ em, một số người gần gũi. Anh thân thuộc với các đường phố và các ngõ ngách Paris như lòng bàn tay của mình, rành rẽ hơn cả người Pháp, anh chỉ cho tôi thấy ngôi nhà của Descartes, cái biệt điện của nữ sĩ Sévigné từ thế kỷ XVII, đưa ngón tay chỉ đúng vào nơi Roland Barthes bị tử nạn xe hơi lúc ở trường ra băng qua đường vào năm 1980. Tôi rểu rảo cùng với anh ngày này qua ngày nọ ở Paris, các nhà ga, vài tiệm cà phê, và từng hồi từng khi, anh ngưng nói chuyện đọc thuộc lòng từng tràng dài một bài trong Quốc văn giáo khoa thư, hay một đoạn văn xuôi của Anatole France, hay một bài thơ của Paul Valéry. Anh nói: “Tôi ghi chép thơ văn nhiều lắm, học thuộc cũng nhiều”. Anh tỏ ra rất trân trọng những tài năng văn học nghệ thuật trên thế giới và rất ít nói về mình.

Hỗn mang của cõi lặng lúc bình minh Sơn dầu 1970

Mãi về sau, tôi tìm hiểu thêm thì mới nhận ra anh là một tên tuổi được nhiều quốc gia trên thế giới quý trọng và trao tặng anh nhiều bằng khen và huân chương vô cùng giá trị mà nay tôi xin trích đăng như sau đây, một cách không đầy đủ:

– 24.9.1978: Giải thưởng lớn Huy chương Bạc giải thưởng nhân văn nước Pháp.
– 21.7.1979: Huy chương Lá cọ Vàng Hội nước Bỉ và Tây Ban Nha.
– 3.7.1980: Giải thưởng Huy chương Vàng do Viện Hàn lâm Khoa học nhân văn và Trao đổi tại Cộng hòa Dominicana và Mexicana.
– 3.7.1980: Huy chương Đệ tứ đẳng Lá cọ Vàng Hội phê bình nghệ thuật Paris.
– 2.6.1981: Viện văn hóa Pháp trao tặng Bằng Danh dự kèm Bắc đẩu bội tinh.
– 2.6.1981: Bằng Tiến sĩ Danh dự (do những đóng góp vào nghệ thuật và văn hóa) do Viện văn hóa Pháp trao tặng.
– 21.6.1981: Huy chương Ngũ đẳng Bắc đẩu hội tinh Hội nước Bỉ và Tây Ban Nha.
– 15.9.1981: Giả thưởng Goya Đệ nhất đẳng do Hội nước Bỉ và Tây Ban Nha tặng.
– 6.7.1982: Huy chương Đệ tam đẳng Lá cọ Vàng Hội phê bình nghệ thuật Paris.
– 9.7.1982: Giải thưởng Huy chương Vàng Viện Hàn lâm nghệ thuật văn hóa Âu châu và Mỹ châu.
– 21.7.1982: Giải thưởng Huy chương kỷ niệm ngày thành lập nước Bỉ, Hội nước Bỉ và Tây Ban Nha.
– Huy chương Vàng Viện Hàn lâm Quốc tế Lutèce 1982, ngày trao giải 26.3.1983.
– Huy chương Vàng Viện Hàn lâm quốc tế Lutèce, Giải thưởng cuộc thi quốc tế Mỹ thuật lần thứ 17, năm 1985 (ngày trao giải 22.3.1986).

Tranh của Vĩnh Ấn trải qua nhiều bút pháp: cổ điển, ấn tượng, trừu tượng, nhưng tất cả đều mang phong thái trang trọng, tĩnh lặng, ngay cả trong những tấm tranh “vẽ cõi lặng” hay là “sự vỡ òa của âm thanh”.

Tha hương trên đất Pháp hơn nửa thế kỷ, Vĩnh Ấn về lại Huế được hai lần: tháng 10.1974, và lần sau vào năm 2001. Anh không còn dịp về lại nữa và vĩnh viễn ra đi ngày 5.5.2008.

B.Y
 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here