Erich Wulff (1926-2010) – Vài nét tiểu sử liên quan đến Việt nam

Trong những thâp niên 60, 70, “ông Wulff”, đã được Việt nam hoá thành “ông VUN”, là một khuôn mặt mà nhiều người, nhất là sinh viên Huế và phong trào Phật giáo biết đến. Sinh viên Y khoa Huế có nhiều cảm tình với ông, vì ông có cung cách làm việc siêng năng, nhạy cảm và chăm chú. Sự tình cờ của lịch sử đã làm “ông VUN” trở nên một nhân vật gắn liền với giai đoạn lịch sử miền Nam Việt Nam. HT. Thích Trí Quang gọi ông là ân nhân của phong trào Phật giáo 1963. Sinh viên phản chiến tại Việt Nam hi vọng tiếng nói tương trợ của ông trên chính trường quốc tế. Chính quyền Ngô Đình Diêm rồi chính quyền Thiệu Kỳ trục xuất ông. Sau 1980 ông lại không được vào Việt Nam. Một số đồng nghiệp phê bình sự can thiệp của ông vào nội tình chính trị Việt Nam. Đa số chuyên gia của lãnh vực khoa học Tâm lý và Tâm thần học kính trọng ông như một vị Pop (giáo chủ) thứ hai của nền Tâm thần xã hội học Âu châu. E. Wulff vừa từ trần ngày 31.01.2010.

Chén trà

Buổi sáng yên tĩnh, tôi ngồi với chén trà, đọc một trang trà đạo. Trang sách dẫn tôi vào một trà thất truyền thống cạnh một ngôi chùa nhỏ bên xứ Phù Tang. Đường vào trà thất là một lối đi nhỏ, thoai thoải uốn khúc giữa một khu vườn, trước mặt là đồi núi. Khu vườn xinh xắn, đơn giản. Một dòng nước róc rách chảy ngược chân khách, rêu phủ trên đá, hoa dại lác đác mọc ven bờ.

Tục dựng cây nêu ngày Tết

Hằng năm cứ mỗi độ xuân về, mọi người đang sửa soạn đón chào năm mới cùng với việc chuẩn bị cổ bàn để cúng gia tiên, tiển đưa ông táo về trời…thì nhà nào cũng trồng một cây nêu trước cổng nhà. Phong tục này đã được người dân Việt duy trì từ bao đời nay.

Ngày xuân nói chuyện tâm linh và huyết thống gia đình

Có lẽ các mùa trong năm không mùa nào như mùa xuân và không ngày nào như ngày Tết người ta lại nói nhiều đến nguồn cội, nói nhiều đến tâm linh và nói nhiều đến những truyền thống văn hoá tốt đẹp của đạo pháp của dân tộc và của gia đình. Vì vậy, ba ngày Tết bảy ngày xuân cũng có nghĩa là mùa hội của tâm linh và huyết thống.

Tết nói chuyện ngũ quả và ngũ hành

Mùa xuân cũng là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa của sắc hoa tươi thắm mọi nhà. Việc chọn cây trái để chưng dịp tết sao cho phù hợp với thẩm mỹ và phong thủy là điều không ít gia chủ quan tâm.

Người làm mõ cho đại lễ nghìn năm Thăng Long…

Mấy tháng nay, ông Lê Thanh Liêm - 42 tuổi, ở thôn Hạ 1, xã Thuỷ Xuân, TP.Huế "quên ăn, quên ngủ" vì dồn tâm sức cho việc hoàn thành một chiếc mõ và tượng Phật Di Lặc khổng lồ để tham gia đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Hoàng mai và bản sắc văn hoá Huế

Hoàng Mai. Vì sao người Huế cực kỳ quý trọng thứ hoa này? Từ quan quyền, vương giả tới tri thức văn gia... Còn hơn thế, kẻ vách đất tranh, chân lấm tay bùn đến hạng cùng đinh trong xã hội... Từ thị tứ phồn hoa đến thôn trang heo hút. Những gì mà loại hoa kia được ngợi ca hết lời, được "đê thủ" như lời thơ Cao Bá Quát chẳng hạn, chỉ lưu hành trong giới chữ nghĩa lúc trà dư, tửu hậu.

Lời nguyện đầu năm

Đối diện với thực tại, đức Phật rất thực tế khi nói: “Này các vị, đừng nên thắc mắc về vấn đề vũ trụ này hữu hạn hay vô hạn, hữu cùng hay vô cùng. Dù nó hữu hạn hay vô hạn, hữu cùng hay vô cùng thì chúng ta cũng vẫn phải chấp nhận sự thực này trước tiên: đó là sự hiện hữu của đau khổ trên cuộc đời.” Chấp nhận bản chất cuộc đời như thế, chúng ta không bi quan trước việc quả đất ngày càng “nóng hơn” mà phải tích cực tìm phương sách cứu rỗi...

Quốc thái dân an

Bản thân chúng tôi đã một thời phụ việc với quý Thầy, quý Điệu rồi chứng kiến, tham dự lễ cầu Quốc Thái Dân An ở Quốc tự Diệu Đế, một trong những lễ lớn truyền thống dân tộc vào cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Thuở ấy trẻ tuổi, quý Thầy sai chi làm nấy, tâm trí còn thơ ngây chưa hiểu hết ý nghĩa của lễ cầu QUỐC THÁI DÂN AN tại ngôi phạm vũ nổi tiếng của cố đô Huế, đồng thời cũng diễn ra một cách long trọng, uy nghi ở những ngôi chùa lớn ở các tỉnh thành khác.

Trò chuyện với Giáo sư Cao Huy Thuần

"Một dân tộc không còn biết mơ mộng nữa là một dân tộc không có tương lai" - Giáo sư Cao Huy Thuần.

Bài xem nhiều