Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Unesco Ngưng Tài Trợ Vốn Để Khôi Phục Nghệ Thuật Phật Giáo.

Unesco Ngưng Tài Trợ Vốn Để Khôi Phục Nghệ Thuật Phật Giáo.

98
0


Sau 8 năm được UNESCO và Bộ ngoại giao Na Uy tài trợ, nghệ thuật thủ công và nghệ thuật truyền thống của Phật giáo được phát triển mạnh mẽ trên hàng chục khu vực, từ Mông Cổ, Campuchia, Thái Lan, Sri Lanka và Nepal. Nhưng hiện nay, các dự án về Phật giáo của Unesco ở châu Á đang đối đầu với tình trạng thiếu hụt tài chính. Theo cố vấn văn hóa của UNESCO tại châu Á Thái Bình Dương, nguồn vốn của UNESCO không thể tiếp tục duy trì được, nên đành phải ngưng tài trợ vào các dự án này.



Tượng Phật cổ ở Ayutthaya


Tại cuộc hội thảo ” Sự tồn tại và phục hưng văn hóa trong Tăng đoàn Phật giáo.” Diễn ra 3 ngày ở Ayutthaya đã kết thúc hôm 23-11, các nhóm tham gia trong những đề án giờ đây đang tìm giải pháp để chống lại sự ảnh hưởng to lớn này, nhưng nhất thiết họ sẽ không cùng chung một chiến lược và cũng không có cùng một tư thế sẵn sàng như nhau.


Chẳng hạn như những người ở Kandy , Sri Lanka thì cho rằng họ sẵn sàng tìm ra nguồn tài trợ trong nước và tỏ ra tự tin vì dự án của họ sẽ được tiến hành mà không cần sự giúp đỡ bên ngoài. Trong khi đó, nhân viên đại diện của nhóm “Tai” ở tỉnh Vân Nam , Trung Quốc cũng như một tham dự viên người Lào thì đang lo lắng, họ nói: Đối với chúng tôi, sự giúp đỡ bên ngoài rất cần thiết. Trong tương lai nếu không có những ngân khoản để duy trì các di vật cổ và khôi phục lại các nghệ thuật của Phật giáo. Thì khác nào một bệnh nhân đi mua thuốc mà không có tiền vậy.”


Ở Mongolia, việc khôi phục nghệ thuật trang trí và nghệ thuật thủ công của Phật giáo như chạm khắc trên gỗ và đồ gốm rất phát triển, đã xuất hiện từ thập niên 1920- 1990, nhưng do chiến tranh và pháp nạn mà đa phần các chùa đều bị bỏ phế, hoặc chỉ có vài vị sư lớn tuổi trông nom, canh giữ chùa. Lạt Ma Khishigt Davaa, lãnh đạo Hội đoàn Phật giáo Dambadarjaalin phát biểu: “Việc huấn luyện để chư Tăng đứng ra bảo tồn di sản nghệ thuật cổ Phật giáo đối với người Mông Cổ thì rất mới mẻ.”


Tại ngôi chùa Rajbo, tỉnh Siem Reap, Campuchia, dự án đã giúp chư Tăng khôi phục được nghệ thuật tranh treo tường, các bức tranh này được in khắc trên vàng lá và khắc chạm trên gỗ quý. Ở Ladakh, Bắc Ấn cũng vậy, số lượng chư Tăng giảm sút và ảnh hưởng của nền công nghệ mới nên các nghệ thuật cổ trở nên mai một cho đến khi dự án của UNESCO tài trợ để khôi phục. Tại tỉnh Nan , Bắc Thái Lan, dự án này đã thổi một luồng sinh khí vào nghệ thuật Phật giáo bản xứ như nghệ thuật mạ vàng và nghệ thuật sơn dầu. Giáo sư Phra Sudhivorayan, phó hiệu trưởng đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya ở Ayutthaya nói: “Phương pháp hướng tới của chúng ta là tạo cơ hội để thu hút ngành du lịch cũng như thị trường kinh tế nhằm hình thành chiến lược vững chắc để bảo tồn nghệ thuật cổ Phật giáo.”




(Theo The Nation/ T. Q. Đ. lược dịch)


Link: http://chuyenphapluan.com/chude.php?tn=view&id=1633

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here