Trang chủ Phật giáo khắp nơi TVHPG Liễu Quán khởi công thực hiện xe hoa với biểu tượng...

TVHPG Liễu Quán khởi công thực hiện xe hoa với biểu tượng "Khánh đồng chùa Hội Tôn"

94
0

Hội Tôn tự là ngôi chùa Tổ đã nuôi dưỡng pháp thân huệ mạng 1 vị thiền sư trong những ngày đầu xuất gia học đạo về sau trở thành Tổ sư của một dòng thiền lớn của nước ta ở Đàng Trong đó là Thiền sư Liễu Quán.

Thiền sư Liễu Quán sanh năm 1670, tại làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Mồ côi mẹ khi ngài vừa lên sáu tuổi. Năm 12 tuổi, Ngài được thân phụ cho xuất gia đầu sư với Thiền sư Tế viên chùa Hội Tôn.

Năm 1690, Ngài ra Thuận Hóa học đạo với Giác Phong Lão Tổ ở chùa Hàm Long Thiên Thọ (tức chùa Báo Quốc). Sau ngài về quê nuôi cha lâm trọng bệnh. Sau khi cha mất Ngài trở lại Huế thọ giới Sa di và giới cụ túc tại giới đàn Thiền Lâm và học thiền với Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung. Sau khi đắc pháp, Ngài về núi Thiên Thai khai sơn chùa Thiền Tôn để hoằng hóa độ sinh.

Tại đây Ngài đã biệt xuất dòng kệ truyền thừa: "Thiệt Tế Đại Đạo, Tánh Hải Thanh Trừng, Tâm Nguyên Quảng Nhuận, Đức Bổn Từ Phong…". Thiền sư Liễu Quán có 49 đệ tử đắc pháp. Chính các vị này đã truyền thừa dòng thiền của Ngài rộng ra khắp Thuận Hóa và xứ Đàng Trong.

Trong những năm tháng hoằng hóa, Thiền sư Liễu Quán còn khai sơn chùa Viên Thông (Huế) và chùa Phổ Tịnh (Phú Yên).

Chùa Hội Tôn, nơi Ngài xuất gia học đạo một thời là chốn tòng lâm hưng thịnh, về sau đã bị người Pháp khi sang xâm chiến nước ta đã triệt hạ mất hết dấu tích. Hiện xung quanh khuôn viên chùa Hội Tôn chỉ sót lại một ngôi tháp mộ nằm cạnh nhà thờ Mằng Lăng của Thiên chúa giáo.

Chiếc khánh đồng chùa Hội Tôn sau hàng trăm năm lưu lạc đã xuất hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chiếc khánh đồng này đã được Nhà nghiên cứu – Phật tử Trần Đình Sơn mua lại và cúng cho Trung tâm Văn hóa Liễu Quán.

Xe hoa với biểu tượng khánh đồng chùa Hội Tôn sẽ được các nghệ nhân Phật tử tái hiện lại bằng các vật liệu thủ công dân dã đồng quê như: xơ dừa, ngô, lá cây thiên tuế, cau, đậu xanh… Hy vọng sự tái hiện này sẽ góp phần nghệ thuật nhắc nhở cho các Phật tử và đồng bào nhớ lại một di sản văn hóa đã bị phá hoại thời ngoại thuộc, như là một bảo vật vô giá để gìn giữ giềng mối tâm linh của đạo pháp và dân tộc.

 

N.T

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here