Trang chủ Phật giáo với Tuổi trẻ "Tuyển Phật trường"

"Tuyển Phật trường"

140
0

Tọa lạc giữa hàng ngàn hecta rừng thông của rừng phòng hộ quốc gia Sóc Sơn (xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội), “Tuyển Phật trường” hiện có hàng trăm ni sinh ngày đêm tu trì rèn luyện.


Đây là ngôi trường tuyển chọn và đào tạo những người làm Phật sự trong tương lai (cách mà các tăng ni sinh cũng như các giảng sư ngôi trường này vẫn dùng để gọi Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội) và luôn nhuốm một sắc áo nâu, thanh tịnh với những giới luật nghiêm minh.


Ni sinh đông nhất của học viện kể từ khi thành lập là khóa V, với con số 215 học viên, lấn lướt số tăng sinh chỉ có 114 vị. Để vào học viện, các ni sinh bắt buộc phải học qua lớp trung cấp Phật giáo của tỉnh. Ngoài các kiến thức chung về xã hội, ni sinh phải học các kiến thức sâu về Phật học, về tất cả giới pháp nhà Phật. Nếu như giới luật mà các tăng sinh phải học và tự răn là 250 điều thì với các ni sinh là 348 điều.


Sự nghiêm khắc ấy còn là một nhật trình học và tu khép kín: từ 4 giờ sáng đã dậy tụng kinh niệm Phật tập trung, đến trưa và chiều học trên giảng đường, khoảng 16 giờ lên chùa Non Nước lễ Phật, tối về ni xá mở sách ôn bài… Họ nghỉ hè vào những tháng kiết hạ theo qui định của nhà Phật. Ngoài ra, hằng tháng ni sinh đều được nghỉ vào các ngày rằm và mồng một âm lịch.


Mùa Phật đản năm nay, ni sinh “Tuyển Phật trường” lại có dịp học hỏi kinh nghiệm tu tập của hơn 600 phái đoàn Phật giáo thế giới đến từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, khi họ được tham gia một số hoạt động phục vụ Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (Vesak) 2008 tại Việt Nam từ ngày 13 đến 17-5-2008



Ni sinh Thích Nữ Khánh Thảo – người có thâm niên gần 20 năm luyện võ, chủ nhiệm câu lạc bộ võ thuật của học viện – trong một buổi tập thể lực trên đường lên núi Sóc



Ni sinh Thích Nữ Diệu Ngọc chơi đá cầu dưới sân giảng đường học viện trong giờ nghỉ giữa tiết



“Tuyển Phật trường” uy nghiêm nằm giữa rừng thông xanh bên ngọn Sóc Sơn



Các ni sinh trên đường lên chùa Non Nước hành trì lễ niệm (tụng kinh niệm Phật)




  • Trọng Chính

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here