Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Tu sĩ Tây Tạng hướng tâm về khoa học

Tu sĩ Tây Tạng hướng tâm về khoa học

155
0

Thay vì đào sâu vào các bản kinh Phật giáo về nghiệp và tánh không, họ học về luật gia tốc của Galileo Galilei. Nhiều tu sĩ trong nhóm, tuổi từ 20 đến 40, chưa từng học qua khoa học và toán trong trường. Trong các tu viện của Phật giáo Tây Tạng, chương trình giảng dạy vẫn không thay đổi trong nhiều thế kỷ qua.

Thử thách tăng thêm khi một số tu sĩ trong nhóm không giỏi tiếng Anh và phải dựa vào những nhà phiên dịch Tây Tạng để hấp thu kiến thức về vật lý, sinh vật học, khoa học nghiên cứu về hệ thần kinh, toán và luận lý học qua một khóa học cấp tốc, do các giáo sư của trường đại học Emory tại Atlanta đứng lớp.

Nhưng các tu sĩ đã chuyển những bài thuyết giảng từ sáng đến tối thành hành động. Trong khuôn viên của trường đại học tại Dharamsala, quê hương lưu vong của đức Đại Lai Lạt Ma ở bắc Ấn Độ, những nam và nữ tu sĩ Phật giáo trong áo ca sa đỏ đã làm các thí nghiệm với những quả lắc, hái các loại cây cỏ thể hiện quá trình chọn lọc tự nhiên mọc dưới chân núi Himalayas. Những chiếc đầu cạo sạch tóc cúi xuống các chiếc kính hiển vi để quan sát thế giới mà chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường,

Những tu sĩ, gồm nam và nữ, được cho phép dành 12 tiếng mỗi ngày để học triết học Phật giáo và luận lý học, đọc chú và thảo luận về kinh điển. Nhưng đức Đại Lai Lạt Ma, đặc biệt khuyến khích việc đưa khoa học vào chương trình giảng dạy. Ngài là người tán thành đưa chương trình giáo dục hiện đại vào giảng dạy song song với các môn học truyền thống trong các tu viện và trường học của người Tây Tạng lưu vong. Ấn Độ là ngôi nhà của ít nhất 120,000 người Tây Tạng, nơi có số người lưu vong sống ngoài Tây Tạng cao nhất thế giới.

Khoa học dường như có vẽ kỳ quặc đối với những nghi lễ tôn giáo của người Tây Tạng. Sự tái sanh của những cao tăng Tây Tạng được nhận biết qua những linh ảnh và dấu hiệu. Đức Đại Lai Lạt Ma cho rằng lời sấm tiên tri đã giúp ngài quyết định đào thoát Tây Tạng vào năm 1959 khi quân đội Trung Quốc tiến về Lhasa.

Tuy vậy, nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng xem khoa học và Phật giáo như là “ những phương pháp nghiên cứu có chung một mục tiêu lớn hơn để tìm chân lý.” Đức Đại Lai Lạt Ma đã viết như vậy trong “Vũ trụ trong một hạt nguyên tử”, đây là cuốn sách trong đó ngài nói về “ khoa học và tâm linh có thể phụng sự thế giới như thế nào”. Ngài nhấn mạnh rằng khoa học đặc biệt quan trọng cho những tu sĩ, những người nghiên cứu bản chất của tâm và mối quan hệ giữa thân và tâm.

Ban đầu có sự chống đối từ những vị sư cao tuổi và việc sợ những truyền thống nghiên cứu trong tu viện sẽ bị lơ là, nhưng chúng từ từ giảm xuống. Nay đức Đại Lai Lạt Ma hy vọng rằng với sự giúp đỡ từ đại học Emory và các chương trình khác, khoa học sẽ trở thành một môn học trong chương trình giảng dạy mới. Với sách giáo khoa được dịch bởi những chuyên gia dịch thuật sang tiếng Tây Tạng, khoa học sẽ giúp đào tạo một thế hệ lãnh đạo mới trong tu viện gồm những vị tu sĩ am tường về khoa học.

Có những lý do khác để kết hợp khoa học với Phật giáo Tây Tạng. Năm nay, người dân Tây Tạng đánh dấu kỷ niệm 50 năm họ sống lưu vong và niềm mơ được trở về mãnh đất quê hương của họ vẫn còn nằm ngoài tầm tay. Và nhu cầu muốn gìn giữ bản sắc văn hóa của họ, tuy hiện đại nhưng vẫn phù hợp với truyền thống, trở thành bức thiết khi đức Đại Lai Lạt Ma đã 73 tuổi.

Lhakdor, giám đốc của Thư viện Lưu Trữ Kinh Điển Tây Tạng (Library of Tibetian Works and Archives) tại Dharamsala nói, “Nếu bạn cứ giữ mình tách biệt, bạn sẽ bị tiêu diệt. Đức Đại Lai Lạt Ma vẫn thường nói rằng việc giữ mình tách biệt với thế giới chỉ làm cho Tây Tạng càng rơi nhanh vào tay của Trung Quốc mà thôi.”

Lhakdor cũng nhìn thấy những tương đồng hơn là dị biệt giữa khoa học và Phật giáo. Tương tự như Phật giáo, “phương pháp của khoa học dựa trên những phát hiện khách quan, tìm thấy qua sự quan sát, phân tích và tìm chân lý.”

Những người khác còn thẳng thắn hơn khi nói về nhu cầu học khoa học. Tenzin Lhadron, một nữ tu sĩ 34 tuổi đã ghi danh vào chương trình học khoa học vào mùa hè này nói, “Bây giờ đã thế kỷ 21. Mọi người đều chịu ảnh hưởng của khoa học. Chúng tôi muốn biết khoa học là cái gì.”

Nữ tu này không hề bước chân vào trường học chính thức trừ 19 năm học tại một tu viện nữ tại Dharamsala. Toán đối với cô thật là khó, phân số và phần trăm là những khái niệm hoàn tòan mới, nhưng cô hứa, “Tôi sẽ cố gắng.”

Buổi học này là một phần của chương trình “Sáng kiến khoa học Tây Tạng” của trường đại học Emory đã được hai năm nay. Chương trình này bắt đầu từ năm 2001 với sự hổ trợ của Bobby Sager, một nhà hảo tâm cư ngụ tại Boston. Theo chỉ thị của Đức Đại Lai Lạt Ma, chương trình ban đầu đã đưa những giáo sư khoa học từ các trường đại học khác nhau của Hoa Kỳ sang Ấn Độ để dạy cho các tu sĩ Tây Tạng.

Chương trình này nay đã phát triển thành một kế hoạch được trường đại học Emory hậu thuẫn để đưa khoa học hiện đại vào các tu viện của Tây Tạng tại Ấn Độ trong một vài năm tới với sự giúp đỡ của thư viện Lưu Trữ Kinh Điển Tây Tạng.

Sáng kiến của trường đại học Emory đã đưa đến việc xuất bản một cuốn sách giáo khoa về khoa học bằng tiếng Tây Tạng và Anh ngữ. Nó được viết bởi các giáo viên của đại học Emory và được các dịch giả của thư viện dịch sang tiếng Tây Tạng.
Kết quả của các buổi thảo luận về công tác dịch thuật là một bảng chú giải thuật ngữ giới thiệu những từ như nam châm điện, biến đổi khí hậu và sinh sản vô tính được vào kho từ vựng của Tây Tạng.

Jed Brody, giáo viên vật lý của đại học Emory, đang dạy một lớp học của các tu sĩ Tây Tạng

Chương trình khoa học độc đáo dành cho tu sĩ đã trở thành một chương trình về khoa học tổ chức vào mùa hè dành cho tu sĩ cấp lãnh đạo, đây là chương trình dành cho các geshe, tước vị này trong tu viện tương đương với học vị tiến sĩ ngoài đời. Năm nay, chương trình mở một “hội chợ khoa học” lần đầu tiên từ 22 đến 25/06. Trong hội chợ này, các tu sĩ trình bày và sóng âm thanh, nguồn gốc của vũ trụ và sự vận hành của não bộ.

Emory hình dung khóa học mùa hè này như là chương trình dài năm năm với những bài học các ngày càng được nâng cao trong những năm kế tiếp cho những người quay trở lại tiếp tục theo đuổi việc học.

Chương trình thứ ba gọi là “Khoa học gặp Phật pháp”. Kể từ năm 2002, chương trình này đã gửi các sinh viên tốt nghiệp đại học đến dạy các khóa học về khoa học căn bản tại các tu viện Tây Tạng ở Ấn Độ. Khi một vài tu sĩ ghi danh vào các chương trình khoa học chuyên sâu, có nghĩa là họ đã có kiến thức của một người đã học một vài năm.

Việc khoa học được dạy như thế nào ở các tu viện vẫn còn đang bàn thảo. Khoa khoa học của trường đại học phương tây sẽ dạy các tu sĩ trong những tiết học mở rộng, nhưng các thầy giáo là các cư sĩ Tây Tạng sẽ được tuyển dụng để dạy trong các tu viện quanh năm. Giáo dục về khoa học đã có mặt trong hệ thống trường học của người Tây Tạng lưu vong và đang giảng dạy cho 28.000 trẻ em va thanh niên ở Ấn Độ, Nepal và Bhutan.

Hiện nay, đang cần các giáo sư đại học cho khóa học mùa hè. Các tu sĩ nam và nữ có thể thiếu giáo dục về mặt khoa học, nhưng học được huấn luyện rất cao trong các môn học khác như triết học.

Mark Risjord, giáo viên triết của đại học Emory, dạy toán và lý luận học cho khóa học mùa hè này nói, “Họ là những học sinh người lớn rắc rối. Trong lớp học một tuần của ông, những vị tu sĩ tò mò đã nài ép ông dạy về phương pháp để lập các suy luận có giá trị suy diễn và hỏi ông rằng liệu những lý lẽ khác nhau có thể đưa đến một kết luận giống nhau hay không.

Mặc dù kinh điển Phật giáo có những giải thích riêng về thế giới tự nhiên, thế giới của tâm và thế giới của vật chất, song các học viên không hề lúng túng trước những mâu thuẫn mang tính bề nổi giữa Phật giáo và khoa học của phương Tây.

Lobsang Gompa, một nam tu sĩ 27 tuổi của tu viện Drepung ở miền nam Ấn nói, “Tự trong triết học Phật giáo cũng có những mâu thuẫn, và các phật tử Tây Tạng đã quen với sự phân tích các quan điểm phức tạp.”

Sự tin tưởng của đức Đại Lai Lạt Ma vào “sự nghiên cứu quan trọng” có nghĩa là “nếu sự phân tích của khoa học cho thấy một cách thuyết phục rằng một số điều nào đó trong kinh điển Phật giáo là sai, chúng ta phải chấp nhận những khám phá của khoa học và bỏ những điều này đi.” Ngài đã viết trong “ Vũ trụ trong một hạt nguyên tử” như vậy.

Lhadron, một nữ tu sĩ nói, “ Phật tử tin vào những gì họ chứng nghiệm trong thực tế chứ không phải tin vào một điều là do điều ấy được nói trong kinh điển.”

Trong khi các tu sĩ Tây Tạng rời khỏi chương trình học với kiến thức đã được làm giàu lên, thì các thầy giáo phương Tây cũng vậy. Có một mối quan tâm càng ngày càng sâu sắc từ phương Tây về mối liên hệ giữa thân và tâm – thí dụ- ảnh hưởng của thiền định đối với các chức năng của cơ thể.

Một chương trình mới của Emory cho sinh viên chưa tốt nghiệp đã đưa 14 sinh viên, hầu hết là những sinh viên có chủ ý, đến Dharamsala vào mùa hè này để nghiên cứu về Phật giáo và y khoa Tây Tạng.

Sáng kiến khoa học cũng mở đường cho các tu sĩ Tây Tạng tham gia vào cuộc đối thoại trong tương lai với các nhà khoa học tây phương. Đây là một dự án khác được cổ vũ bởi đức Đại Lai Lạt Ma dưới hình thức những buổi hội nghị hàng năm do viện Tâm và Đời Sống tổ chức nhằm đem các nhà nghiên cứu và tu sĩ phương tây ở Hoa Kỳ đến Dharamsala.

Lobsang Negi, giám đốc của chương trình Sáng kiến khoa học Tây Tạng của Emory nói, “ Nếu các tu sĩ không hiểu các khái niệm khoa học, họ không thể giao tiếp và cộng tác.”

Chương trình cũng mở rộng tầm nhìn cho các thầy giáo khoa học phương tây, cho dẫu là qua việc giảng dạy với các nền văn hóa khác nhau hoặc do tư duy về khoa học qua lăng kính đạo đức và các giá trị nhân văn đã được nhấn mạnh trong Phật giáo.

Đối với Arri Eisen, một giáo sư sinh vật học của Emory, dạy các vị tu sĩ giúp ông suy nghĩ về “ làm thế nào để nuôi dưỡng những suy nghĩ tích cực.” Nền giáo dục phương tây không nuôi dưỡng sự thấu cảm.

Bryce Johnson, một kỹ sư môi trường hợp tác với chương trình Khoa học cho các tu sĩ nói, “Khoa học có thể đã tiến bộ rất xa ở phương tây, nhưng có những khoảng trống về mặt đạo đức.”

Giáo sư Johnson nói,” Có một điều gì đã bị đánh mất ở phương tây. Việc gặp gỡ giữa khoa học và Phật giáo là một sự giao lưu thật tốt cho các nhà khoa học.

Tác giả: Amy Yee (The New York Times). Theo phattuvietnam.net

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here