Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tích Lan: Tu gieo duyên

Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tích Lan: Tu gieo duyên

99
0

Chương trình đã bắt đầu một cách ấn tượng và áp dụng thành công cho nhiều Phật tử trẻ phát nguyện tu học ở Trung tâm Văn hóa Phật Giáo Nedimala, rồi nhân rộng sang Trung tâm Thiền Dekandunwala, Kahatapitiya và Kananwila ở Horana. Xuất gia gieo duyên chỉ quy định trong thời gian 14 ngày, nhằm tạo điều kiện cho mọi người tu học trong thời gian nghỉ phép.

Mặc dù phương thức tu học này tuy mới ở đây, nhưng trong Phật Giáo Nguyên Thủy ở các nước như Myanmar, Thailand, Laos và Cambodia thì đã có từ lâu, cũng như trong một số lớn cộng đồng Phật Giáo một số nước ở Singapore và Malaysia. Trong số họ thì có rất nhiều nhân vật nổi tiếng, tiêu biểu là vua Bhumibol của Thailand.

Một số Phật tử tham gia chương trình tu gieo duyên ở Tích Lan đầu tiên vào 15 tháng Giêng năm 2003 có nhiều thành phần trong mọi giai tầng xã hội và nghề nghiệp khác nhau, có người đã lập gia đình có người thì độc thân. Trình độ văn hóa của những người Phật tử này từ lớp 8 cho đến đại học và sau đại học, trong đó có người là sinh viên khoa Y Dược, khoa Cơ Khí và Quản Trị, có người đang công tác, có người từng nghiện rượu, hút xách, hoặc số ít người chưa từng tham gia học Phật pháp.

Tất cả họ đều được cho thọ giới, họ đến từ nhiều địa phương khác nhau trên đất nước Tích Lan, như Galle, Kandy, Polonnaruwa, Mahiyangana, Tissamaharama, Avissawella, Matale, Kekirawa, Panadura, Homagama, Padukka, Kadawatha, Moratuwa and Mount Lavinia.

Trung tâm Thiền Dekanduwala khá xa thành phố nhưng cũng có nhiều người phát tâm xuất gia gieo duyên làm tu sĩ. Phật Giáo cũng không hạn chế việc họ nhận tiền cúng dường, hoặc dựa vào đó để học những văn bằng cao hơn, hoặc sau này có thể tham gia vào các vị trí chính trị, thì họ sẽ hoàn tục mà không cần thiết phải mặc áo cà sa nữa.

Giám đốc Trung tâm Văn Hóa Phật Giáo, sư Kirama Wimalajothi đã nói với tờ Asian Tribune: “Để trở thành một Phật tử đúng nghĩa trong Tăng-già và tín đồ Phật Giáo, thì đây không phải là bằng cấp ở các trường Đại học, nhưng họ có được một thành tựu chuyên môn nhất định, cho dù họ tham gia chính sự nhưng họ hiểu Phật pháp và hướng dẫn đời sống của họ có chánh kiến.”

Đây chính là vấn đề và lí do tại sao không phân biệt khi cho phép họ vào tu học và làm tu sĩ gieo duyên trong Tăng-già tạm thời, cũng giống như ở thời đức Phật còn tại thế, Ngài đã cho phép làm vậy. Tuy nhiên trong suốt thời gian tu học và thọ giới họ cũng được học cách lãnh đạo, quản trị và điều hành những công tác hoạt động xã hội, và làm thế nào để quy hoạch và điều chỉnh cuộc đời của một người Phật tử tại gia sau khi rời khỏi đời sống xuất gia. Chương trình tu học hằng ngày của họ ở Trung tâm Thiền được bắt đầu từ 5 giờ sáng và đi ngủ lúc 10 giờ tối.

Theo sự giải thích của sư Wimalajothi thì con người đang là nạn nhân trong thời điểm suy thoái đạo đức, họ thì lại được sống trong hoàn cảnh của giới luật tuyệt vời, với một thời khóa biểu này đã giúp họ chắc chắn bỏ những thói hư tật xấu, họ quay về nhà sau hai tuần thực tập Thiền và huấn luyện tinh thần. Sư Wimalajothi đã nói rằng chương trình tu học này nhằm mục đích là giúp Phật tử ở Tích lan đặc biệt hiểu biết đúng đức tin của tổ tiên họ và xây dựng một xã hội quy cách trong tinh thần tôn trọng giá trị đạo đức.

Sư Wimalajothi là một học trò của Hòa thượng Dr. Kirama Dhammananda, sinh ra ở Tích Lan, làm chủ tịch Hiệp hội Tăng Già Sanghanayake ở Malaysia và Singapore. Ngài đã phục hưng Phật Giáo ở Malaysia và Singapore trong cộng đồng người Hoa kiều. Trong lần trở lại Tích Lan vào năm 2003, sư Wimalajothi đã phát biểu rằng sự cho phép xuất gia gieo duyên đã tiến hành quá muộn ở Tích Lan, mà đáng ra phải làm cách đây 25 năm về trước để duy trì xã hội chống lại sự suy thoái đạo đức.

Những hoạt động của Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo là: (1) Sưu tập kinh sách Phật Giáo đã ấn hành trên thế giới và tuyên truyền cho công chúng qua Trung Tâm. (2) Tái bản nhưng tư liệu quý của Phật Giáo. (3) Dịch sang tiếng Anh những kinh sách Phật Giáo đang còn viết bằng tiếng Tích Lan. (4) Tái bản in lại Đại Tạng Kinh Phật Giáo. (5) Phiên dịch 13 bộ kinh trong Kinh Tạng (Sutra Pitaka). (6) Tuyên truyền phổ cập thông tin về Phật Giáo rộng ra thế giới qua cơ quan Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo, với website www.buddhistcc.com thành lập vào năm 1996. (7) Phát tặng miễn phí 20.000 cuốn kinh sách Phật Giáo để cung cấp tư liệu cho người nước ngoài ở các khách sạn.

  Nguồn: http://www.buddhistchennel.tv

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here