Buổi thảo luận đặt dưới sự chứng minh và chủ tọa của HT.Thích Thanh Liên, phó ban nghi lễ Trung Ương Giáo Hội, trưởng ban nghi lễ tỉnh TT.Huế, trú trì chùa Từ Hóa, Huế; TT.Thích Giác Mãn, Ủy viên thường trực BTS tỉnh TT.Huế, trú trì chùa Kim Sơn, Huế; Ni trưởng Thích Nữ Chơn Viên, trú trì chùa Hoa Nghiêm, Huế và toàn thể chư tôn đức Ni tại trú xứ Diệu Viên đồng tham dự.
HT. Thích Thanh Liên và TT. Thích Giác Mãn chứng minh chủ trì buổi thảo luận
Muốn thực hiện tốt trách một vị trù trì thì trước hết hành giả phải hoàn thành cho mình một nhân cách đạo phong của người xuất gia. Xây dựng một nếp sống đạo hạnh cho bản thân trong tinh thần cũng cố niềm tin và phát huy chánh tín đối với Phật giáo đó chính là nhiệm vụ của người con Phật.
Thế nên, là người con Phật ai cũng thấy rõ vị trí và trách nhiệm của mình trước sự tồn vong của đạo pháp. Và vai trò thiết thực của một vị trú trì là người lãnh đạo tinh thần, chăm sóc đời sống tâm linh cho Tăng chúng, là người có trách nhiệm giảng dạy, hướng dẫn tu học cho các nam-nữ Phật tử và các thành phần xã hội trong trú xứ-địa bàn của mình.
Với đề tài: “Trách nhiệm của vị Trú trì với Tăng chúng và ngược lại” TT.Thích Giác Mãn trình bày đề dẫn; HT. Thích Thanh Liên chủ dẫn buổi thảo luận. Lời của Hòa thượng vai trò của vị trú trì là: “trụ pháp vương gia, trì Như Lai tạng” tức là người giữ gìn và phát huy chánh pháp của Như Lai, người duy trì ngôi nhà chánh pháp khiến cho Phật pháp trụ vững”. Thế nên vị trụ trì phải luôn vun đắp cho mình nhiệt tình cao trong công tác Phật sự, không ngại khó khăn, khiên định và có lập trường vững chãi.
Toàn cảnh buổi thảo luận
Như vậy, tất cả chùa đều là cơ sở của Phật giáo, thì điều quan trọng của vị trụ trì là phải làm cho người thấy được chùa là nhà của Phật đương nhiên có những điều mà bên ngoài không có được, nên người phải tìm đến chùa. Đó là bước đầu mà vị trụ trì phải ý thức mình là sở hữu của Như Lai.
Bên cạnh đó, vị trụ trì là người chịu trách nhiệm tổng quát một ngôi chùa, người trụ trì là một phần linh hồn của Tăng chúng trong trú xứ của mình nói riêng và giáo hội nói chung. Thế nên, vai trò của mình rất quan trọng, đối với chúng đệ tử hết lòng lo lắng mọi việc của chùa cũng như việc nuôi dạy chúng Tăng, bảo quản chùa tốt là điều quan trọng nhưng giáo dưỡng con người còn quan trọng hơn.
Cái hay cái đẹp của vị trụ trì chính là tâm niệm không sở hữu chùa chiền mặc dù hết lòng giữ gìn chăm sóc. Mạt khác, vị trụ trì là người hướng dẫn tinh thần cho Phật tử, luôn giữ vững ngôn ngữ hành vi thân khẩu ý của mình đúng theo giá trị đạo đức Thập thiện và những lời Phật dạy. Chính vì tinh thần cởi mở và rộng rãi của đạo Phật, người trụ trì phải xem tất cả đều tùy duyên, thì ở đâu vị trụ trì cũng đón nhận tình thương và sự kính trọng của Tăng chúng cũng như tín đồ Phật tử.
Quý Ni sư và Sư cô phát biểu chia sẻ
Mỗi lời dạy của Hòa thượng như là kim chỉ nam cho đàn hậu học chúng con. Có lẽ đây chính là cơ duyên may mắn để Ni trẻ chúng con có cơ hội được Hòa thượng chỉ dạy tận tình. Tiếp theo lời Hòa thượng ni sư Như Giải chia sẽ thêm năm bổn phận của Thầy đối với trò và ngược lại. Trong kinh Thiện Sanh (A Hàm) và kinh Sigàlovàda (Nikaya) đức Phật dạy:
*Bổn phận của trò đối với Thầy: “Kính mến Thầy như cha me, phải vâng lời Thầy chỉ bảo, Phải giúp đở Thầy trong cơn hoạn nạn, phải riêng năng học tập làm Thầy vui lòng, Luôn cảm mến công ơn của Thầy”
*Bổn phật của Thầy đối với trò: “Phải cần mẫn dạy dỗ trò, dạy học trò phải cả kiến thức lẫn đức hạnh, phải dạy những điều ấn tượng nhất khắc sâu vào tâm trí học trò, những điều khó hiểu thì Thầy phải giảng giải làm sao cho trò không bị hiểu lầm, phải có lòng rộng rãi mong muốn học trò hơn mình”
HT. Thích Thanh Liên tặng quà động viên
Những câu hỏi của Ni chúng nêu lên được Hòa thượng khai mở với đức tính khiêm cung đầy chất liệu tình thương, như người Cha đang dạy dỗ con vậy. Điều này làm cho chư Ni trẻ chúng con có được một bài học thiết thực, một hành trang vô giá từ nơi Hòa thượng khi ra hành sự đó chính là “hạnh khiêm cung”.
Hết thúc buổi thảo luận Hòa thượng căn dặn vị trụ trì phải đem tâm chân thật để giữ gìn đạo đức trong quần chúng Phật tử, dùng sự thân cận của mình trong sinh hoạt, bằng đời sống giản dị chân thành để cảm hóa và giáo hóa mọi người. Sống với chân lý nhiều hơn là nói về chơn lý. Lấy thân pháp làm pháp hành đạo, lấy chính đời sống đạo hạnh của mình làm gương sáng cho Tăng chúng và Phật tử nương theo. Phải xiểng dương giáo lý bằng chất Phật đó là từ bi và trí tuệ trong khi làm Phật sự.
Giời thảo luận khép lại cũng là ngày kết thúc chương trình những “Ngày An cư tập trung” của Ni chúng trú xứ chùa Diệu Viên mùa Hạ PL. 2556 trong tình linh sơn sâu sắc.
H. M