Trang chủ Vấn đề hôm nay Tổng kết năm học 2008 của các lớp tu học Phật pháp

Tổng kết năm học 2008 của các lớp tu học Phật pháp

224
0

Thập niên đầu của thế kỷ XXI là khoảng thời gian đánh dấu những bước hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam vào cộng đồng thế giới. Trước những biến động của xã hội Việt Nam hiện đại, vấn đề giữ gìn và phát triển nền văn hóa truyền thống trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Phật giáo từ hơn 2000 năm nay đã trở thành một thành tố quan trọng trong nền văn hóa nội sinh của dân tộc ta. Đồng hành cùng những bước phát triển của dân tộc, Phật giáo Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức Phật giáo quốc tế. Đại Lễ Phật đản Liên Hiệp quốc lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam đã để lại một dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân Việt và bạn bè quốc tế.

Trong không khí đó, bước vào nhiệm kỳ mới, Ban Hoằng Pháp Trung Ương cũng như Ban Hoằng Pháp tỉnh nhà đều có những định hướng đưa Phật pháp vào đời sống xã hội ngày càng sâu rộng hơn. Phật pháp phải đi vào các tầng lớp xã hội, vùng sâu vùng xa, đến với những người bị thiệt thòi… và đặc biệt là đối với tuổi trẻ. Một trong những phương thức hữu hiệu hiện nay là tiến hành thành lập một hệ thống giáo dục Phật giáo dành cho cư sĩ Phật tử, qua việc tổ chức các lớp tu học Phật pháp tại các địa phương, mở ra các hội thi giáo lý dành cho cư sĩ Phật tử, bên cạnh hệ thống giáo dục của Gia đình Phật tử Việt Nam.

Trong những năm qua, Ban Hoằng Pháp tỉnh GHPG Thừa thiên Huế đã tiến hành tổ chức được ba lớp học Phật pháp tại Hồng Đức, Quảng Phước và An Lạc, bước đầu tạo thành một hệ thống các lớp tu học Phật pháp tại Thừa Thiên Huế. Chương trình giảng dạy và tu học tại các lớp học này trong những năm qua đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Trong buổi lễ tổng kết hôm nay, chúng tôi xin đại diện Ban Hoằng Pháp, Ban điều hành các lớp tu học Phật pháp điểm lại tình hình giảng dạy và học tập trong năm học 2008 như sau:

 

– Tại Hồng Đức, lớp tu học Phật pháp khoá IX đã được học Kinh tạng Nikaya và A-Hàm đối chiếu. Cụ thể, chương trình giảng dạy kinh Trung Bộ và Trung A-hàm đối chiếu, gồm 20 kinh, 10 tháng, 40 buổi, 10 Giáo thọ sư, học vào sáng chủ nhật hàng tuần. Mỗi giáo thọ sư hướng dẫn hai kinh trong 3 buổi và một buổi thảo luận. Thực tế, chư vị giáo thọ sư đã giảng dạy 21 kinh (thêm kinh Nhất dạ hiền giả), tổ chức được 7 buổi thảo luận giữa các học viên. Hình thức thảo luận trong học tập này là một điểm mới trong năm qua, giúp các học viên rèn luyện tinh thần tự học, tránh được sự thụ động, trao đổi các vấn đề Phật pháp với nhau bằng chính quan điểm của mỗi người.

– Tại Quảng Phước, chương trình học của lớp tu học Phật pháp khoá II, có nội dung học gồm các đề tài chính và đề tài ngoại khoá về giáo lý căn bản và lịch sử, diễn ra trong 10 tháng, 40 buổi, mỗi tháng học 4 lần, mỗi lần 4 tiết, vào sáng chủ nhật hàng tháng. Chương trình này do 12 giáo thọ sư đảm trách. Đến nay, chương trình giảng dạy đã hoàn tất.

– Tại An Lạc, lớp học tu học Phật pháp khoá I, khai giảng ngày 18.01. Mậu Tý (nhằm ngày 24.02.2008), gồm có 2 lớp, học 80 tiết, 20 đề tài giáo lý và lịch sử, 10 tháng, 1 tháng học 2 lần, mỗi lần 4 tiết, do 20 giáo thọ sư đảm trách. Đến nay, chương trình giảng dạy đã thực hiện được 18 đề tài, còn 2 đề tài chưa hoàn thành, sẽ được đưa vào hương trình năm học 2009.

 

Mặc dù do nhiều khó khăn của điều kiện thời tiết, thời vụ… nhưng các học viên của các lớp tu học Phật pháp đã cố gắng đi học khá điều đặn. Trong lớp học, các học viên đã thể hiện nếp sống lục hòa của người Phật tử, tuân thủ nội quy của lớp học, chú tâm lắng nghe bài giảng. Các hoc viên đã động viên và trao đổi các vấn đề trong quá trình tu học, phát huy tình đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong hoà khí tươi vui và cởi mở. Các học viên cũng tích cực tham gia ngày thọ Bát quan trai, ngày tu niệm Phật tại các đạo tràng, sinh hoạt theo chương trình của Gia đình Phật tử và tham gia khóa tu thiền tại Trúc Lâm Bạch Mã.

Tuy nhiên, vấn đề chuyên cần trong học tập cần phải phát huy hơn nữa. Một số học viên chưa yên tâm học hành, ngồi trong lớp còn nói chuyện nhiều, chưa hết lòng lắng nghe bài giảng. Một số học viên vẫn ngại viết bài kiểm thi. Do một số lý do của thời tiết, phương tiện, bệnh duyên…, một số học viên đã nghỉ học, nên sỉ số luôn có sự dao động theo từng mùa. Điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện học tập chưa tốt cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến tinh thần học tập của các học viên.

 

Sau một năm học tập, để kết thúc khóa học, Ban Hoằng Pháp đã tổ chức cho các học viên làm bài thi kết thúc chương trình. Sau khi chấm bài, kết quả điểm thi của mỗi lớp như sau:

Kết quả điểm thi kết thúc cuối khoá IX tại Hồng Đức: Tổng số học viên làm bài kiểm tra thu hoạch: 47 vị, 47 bài thi

Xếp hạng:

  • Hạng Giỏi gồm có 20 vị chiếm 42,55%
  • Hạng Khá gồm có 16 vị chiếm 34,04%
  • Trung Bình gồm có 11 vị chiếm 23,41%

Kết quả điểm thi kết thúc cuối khoá II tại Quảng Phước : Tổng số học viên làm bài kiểm tra thu hoạch: 77 vị, 77 bài thi

Xếp hạng:

  • Hạng Giỏi gồm có 7 vị chiếm 9,1%
  • Hạng Khá gồm có 24 vị chiếm 31,16%
  • Trung Bình gồm có 46 vị chiếm 59,74%

Kết quả điểm thi kết thúc cuối khoá I tại An Lạc: Tổng số học viên làm bài kiểm tra thu hoạch: 85 vị, 85 bài thi

Xếp hạng:

  • Hạng Giỏi gồm có 73 vị chiếm 85,88%
  • Hạng Khá gồm có 12 vị chiếm 14,12%
  • Trung Bình gồm có 0 vị chiếm 0,00%

4. Một số sinh hoạt khác

Trong Đại lễ Phật đản PL.2552, các học viên của Lớp tu học Phật pháp Hồng Đức đã phát tâm kết xe hoa cúng dường nhân ngày đại lễ. Các học viên của cả ba lớp học đều tích cực tham gia các công tác như văn nghệ, trật tự, diễn hành cầu nguyện… trong dịp đại lễ này. Vào các mùa An cư và Tự tứ, các học viên đã phát tâm cúng dường tại các chùa ở Huế và Quảng Trị, cầu nguyện cho cha mẹ trong Đại lễ Vu Lan, tham gia Lễ hội Quán Thế Âm tại núi Tứ Tượng.

Trong năm qua, các học viên cũng tham gia chấp tác và cúng dường trong các ngày huý kỵ, tảo tháp chư Tổ, chư Tôn Thiền đức đã thị tịch, và ngày hiệp kỵ của Gia đình Phật tử tại Huế. Đồng thời, để bày tỏ mối thâm tình đạo bạn, thường năm các lớp đều tổ chức thăm viếng bạn đạo khi đau ốm, tham dự tang lễ, hộ niệm cúng tuần, chung thất, cầu siêu tại gia đình của các bạn đạo. Một số học viên cũng tham gia công tác từ thiện xã hội, tham gia các hoạt động giúp đỡ người có HIV.

Cuối năm học, các học viên lớp tu học Phật pháp Hồng Đức và An Lạc cũng đã tiến hành làm các tập nội san của lớp học, như một món quà tặng dâng lên Tam bảo, chư vị giáo thọ sư và chia sẻ cùng đạo bạn sau một năm học vất vả và kính chào năm mới – Kỷ Sửu-2009.

II. DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY VÀ TU HỌC NĂM 2009

Trong năm Kỷ Sửu 2009, Ban Hoằng Pháp đã có chương trình học mới cho các lớp tại Hồng Đức, Quảng Phước, An Lạc. Trong đó, lớp Hồng Đức sẽ học kinh Tương Ưng. Hai lớp Quảng Phước và An Lạc tiếp tục học Phật pháp căn bản và một số đề tài ngoại khóa.

Trong chương trình học tập, Ban Boằng Pháp khuyến khích chư vị giáo thọ sư tổ chức các buổi thảo luận, thuyết trình, pháp đàm để các học viên chủ động hơn trong học tập. Giáo thọ sư và các học viên nên hướng việc học đi đôi với thực hành, chú ý vận dụng Phật pháp vào thực tiễn cuộc sống. Quý vị điều hành lớp khuyến khích các học viên viết bài để đăng nội san cùng chia sẻ nghĩa ly của kinh điển với nhau, phát huy hơn nữa tinh thần cầu học, cầu tu.

Ban Hoằng Pháp khuyến khích các học viên trau dồi đức hạnh, kiến thức, chuẩn bị phương tiện cần thiết để có thể trở thành một hoằng pháp viên, giúp chư tôn thiền đức trong Ban Hoằng pháp thực hiện các công tác Phật sự, góp phần xây dựng một cộng đồng tứ chúng đồng tu đồng hành trong thời đại hiện nay.

Ban Hoằng pháp

 

 

 

 

3. Kết quả học tập

2. Tinh thần tu học

I. TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY VÀ TU HỌC NĂM 2008

1. Chương trình học

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here