Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Thiếu Lâm Tự kinh doanh quá giỏi (*)

Thiếu Lâm Tự kinh doanh quá giỏi (*)

89
0

Nhưng gần đây, ngôi chùa lại trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận về chuyện ‘tôn giáo bị thương mại hóa’.

Đầu tiên, cần nói rõ rằng không phải chỉ nhờ lịch sử 1500 năm mà chùa nổi tiếng.

Người ta biết đến chùa chính là vì các vị sư luyện tập môn võ thuật Thiếu Lâm và triết lý Thiền Tông làm nền tảng cho hoạt động của họ.

Nhưng ngày nay, Thiếu Lâm Tự và các vị sư đang tham gia vào đủ mọi loại hoạt động kinh doanh, từ tung ra quảng cáo ‘tìm nhân tài’ đến trình diễn nghệ thuật và võ thuật với các tour khắp thế giới và cả công tác lập trường, mở trung tâm dạy võ.

Trình diễn võ Thiếu Lâm tại Hong Kong năm 2009

 Các sư từ ngôi chùa nổi tiếng quảng bá mạnh môn võ của họ ra bên ngoài

‘Kinh doanh kiểu Mỹ’

Tất cả được bắt đầu và tiếp tục dưới sự chỉ đạo của vị trụ trì, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín, tên thật là Lưu Vĩnh Thành, quê ở tỉnh An Huy.

Sư Thích Vĩnh Tín bản thân đã là một nhân vật lừng danh ở Trung Quốc, người phóng máy bay đi khắp thế giới để quảng bá cho thương hiệu Thiếu Lâm.

Ông cũng là vị sư Trung Quốc đầu tiên nhận bằng quản trị kinh doanh kiểu Mỹ, MBA.

Nhưng có người nói cách quảng bá thương hiệu Thiếu Lâm của ông như một món hàng là hoàn toàn không thích hợp.

Thiếu Lâm từng chỉ dạy võ cho trẻ em các vùng miền của Trung Quốc

Có những người khác nói Thiếu Lâm Tự bị buộc phải đi theo con đường đó trong cơn sốt kinh doanh ở Trung Quốc hiện nay.

Chu Hiếu Chính, giáo sư đã nghỉ hưu của Đại học Nhân dân tại Bắc Kinh, cực lực phê phán cách vận hành hiện nay của chùa Thiếu Lâm.

Ông nghĩ Thiếu Lâm Tự đã đi quá xa trong con đường tìm lợi nhuận.

Nói với BBC Tiếng Trung, ông cho rằng "Không nên điều hành một ngôi chùa như cơ sở doanh nghiệp. Chùa chiền phải là nơi để tín đồ đến gửu gắm tâm linh. Biến chùa thành chỗ kiếm tiền là hoàn toàn sai trái."

Nhưng vị sư trụ trì hiện nay phản bác chỉ trích đó, và nói rằng quảng bá cho võ thuật Thiếu Lâm và Phật giáo là cách làm đúng.

Ông nghĩ chỉ bằng cách đón nhận thế giới bên ngoài và làm tốt nhất để sử dụng nguồn lực của Thiếu Lâm thì mới có thể duy trì môn võ này phát triển Phật giáo.

‘Văn hóa hiến tặng’

"Người Trung Quốc có đầu óc thực tiễn và không quen cúng dường lớn cho các hoạt động tôn giáo."

Nhà bình luận Trần Phá Không

Còn ông Hoàng Hạ Niên, chủ bút Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo của Trung Quốc nói về mặt lịch sử, Phật giáo tại Trung Quốc luôn chú ý chăm lo đến tiềm lực nội bộ của mình hay còn gọi là "kinh tế của chùa".

Ông nói "[kinh tế] luôn là một phần quan trọng cho sự sống còn và phát triển của đạo Phật".

Dù vậy, giáo sư Chu cho rằng đó là cách nghĩ quá đơn giản.

Ông cho rằng Thiếu Lâm Tự không cần phải thương mại hóa vì bản thân chùa đã tự sống được nhờ tiền cúng viếng.

Chỉ riêng về chuyện này cũng có tranh luận.

Vị trụ trì chùa Thiếu Lâm, Thích Vĩnh Tín là vị sư Trung Quốc đầu tiên nhận bằng MBA về quản trị kinh doanh kiểu Mỹ

Trần Phá Không, một nhà bình luận sống ở Mỹ nhưng có kiến thức sâu rộng về Phật giáo Trung Quốc chỉ ra rằng không hề có cái gọi là "văn hóa hiến tặng" tại Trung Quốc.

Ông nói:

"Người Trung Quốc có đầu óc thực tiễn và không quen cúng dường lớn cho các hoạt động tôn giáo. Chùa Thiếu Lâm sẽ không tồn tại được nếu chỉ nhờ vào tiền cúng viếng."

So sánh với chuyện đó, ông cho hay lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma và cả chính phủ hải ngoại của ông ở Dharamsala, Ấn Độ và "không cần phải kinh doanh vì nhận tiền hiến tặng từ khắp thế giới".

Theo ông, sẽ rất khó khăn cho Thiếu Lâm Tự nếu muốn nhận được mức độ tiền hiến tặng lớn tương tự ở Trung Quốc.

Trần Phá Không nghĩ rằng không có gì sai khi Thiếu Lâm Tự thu tiền dạy võ cho những ai thích họ.

Điều quan trọng nhất, theo ông Trần là các sư Thiếu Lâm phải chọn đúng ưu tiên. Họ nên coi dạy võ và hoằng dương Phật giáo là ưu tiên hàng đầu chứ không phải chỉ lo kiếm tiền.

Như thế, câu hỏi cơ bản là làm sao Thiếu Lâm Tự có thể cân bằng được việc làm ăn và tôn giáo, điều quả là đầy thách thức với các vị sư củ

Theo BBC

(*) Bài nằm trong loạt chuyên đề ‘Kinh doanh Tôn giáo’ của BBC từ 29/8 sang tháng 9/2011 nhìn vào hoạt động kinh tế của tôn giáo trên thế giới.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here