Câu chuyện thiền môn: Duyên xưa nghiệp cũ
Câu chuyện xẩy ra ở một nhà giàu tại Trung Quốc ngày xưa. Truyền thống "Cải gia vi tự" (biến nhà thành chùa) bắt...
Những điều kỳ thú về giếng cổ ở chùa Báo Quốc
Đã có một thời gian dài, người dân kinh đô Huế coi giếng cổ Hàm Long nằm ngay dưới chân núi Bình An Sơn...
Các bài kệ phú pháp truyền đăng của Tổ đình Từ Hiếu qua nhiều...
Tổ Sư Nhất Định, khai sơn Tổ đình Từ Hiếu, đã phú pháp cho mười lăm vị đệ tử xuất gia của Ngài. Vị Đại sư được phú pháp đầu tiên là Tổ Hải Chiếu, pháp tự là Đoan Trang.
Nguyễn Thượng Hiền và giai thoại thiền môn xứ Huế nổi tiếng
Một giai thoại xướng họa thơ văn trứ danh trong chốn thiền môn xứ Huế vào đầu thế kỷ 20. Đó là cuộc xướng họa vào năm 1907, giữa một người dáng dấp thanh bai, tiên phong đạo côt, mang nỗi lòng nước non trăm mối, Nguyễn Thượng Hiền và Thiền sư thi sĩ Viên Thành tại chùa chùa Ba La Mật - Huế...
Như ngọn gió lành
Tôi có duyên hạnh ngộ Thầy khi tôi đã bước qua thời trung niên và Thầy cũng không còn trẻ nữa. Nhưng Thầy vẫn rất nhanh nhẹn, đi xe Honda vẫn nhanh, đặc biệt Thầy vẫn đi dang nắng, và tôi không bao giờ thấy Thầy đội nón như những vị thầy đứng tuổi khác. Dáng Thầy ốm, cao, gặp ai cũng tươi cười, nhất là đối với những vị thân quen, Thầy chào thân mật, xởi lởi. Thế mà ai cũng biết Thầy đã bị ung thư khá lâu, Thầy đã sống chung với nó, vượt qua nó, ít ra cũng nhiều năm rồi. Như một phép lạ.
Chùa Từ Hiếu
Ở Huế, có đến hàng trăm ngôi chùa cổ nối tiếng, mỗi ngôi chùa có mỗi trang sử xuất xứ đặt trưng riêng biệt, có chùa thì gắn liền với nhiều câu chuyện giai thoại thiền môn thần bí, có chùa thì gắn liền với những sự tích răn đời dạy người...và Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa có nhiều nét riêng nhất.
Trúc Lâm trong ký ức tôi
Tôi sinh ra và trọn tuổi ấu thơ đã được sống bên cạnh chùa Trúc Lâm, ngôi chùa đã in một dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn tôi. Vả lại gia đình nhà tôi còn có một mối liên hệ rất mật thiết với ngôi chùa này. Sư bà Diên Trường là em gái của ông nội tôi là cụ Hồ Đắc Trung (Thượng thư bộ Học, Đông Các Đại Học Sĩ, thầy dạy vua Duy Tân, bạn của hai ông Thái Phiên, Trần cao Vân
Gương hiếu đạo của các bậc tổ sư xứ Thuận Hóa
Trong những lần đến với thiền môn, đến với những bậc xuất gia tu hành, chúng ta sẽ nghe được lời dạy như sau về công việc của một người tìm đạo và học đạo: “Phàm người xuất gia là cất bước đến chân trời cao rộng, tâm và hình đều khác kẻ tục, làm rạng rỡ dòng giống của Phật, khiến ma quân phải rúng động, làm vậy để báo đáp bốn ân, cứu giúp ba cõi, nếu không như vậy chỉ lạm dự vào hàng đệ tử Phật mà thôi”(1).
Đọc sách "Đường thiền sen nở"
Trước khi về miền Cực Lạc (1997) Sư bà Diệu Không có để lại tập hồi ký, viết năm 1986, tại chùa Hồng Ân. Theo Sư bà, “duyên khởi” là do “Một số nhà văn yêu cầu tôi viết lại tập hồi ký để họ sưu tầm tài liệu các văn nhơn thời ấy. Tôi tuỳ hỷ công đức ấy, ghi chép những gì nhớ lại và nếu tập này giúp ích các quý vị trong sự sưu tầm, thì cũng gọi là đóng góp cho họ một phần nhỏ vậy. Nếu chổ nào sai cũng mong quý vị còn lại trong thời ấy bổ sung cho được hoàn mãn”.
Nước đi đã quyết
"...Cuộc đời vô giá trị của ta nên hi sinh cho cuộc đời trong sáng kia! Người thanh niên thầm nghĩ vậy, bèn khéo léo tạo ra những sơ hở hết sức tế vi, một nước, lại một nước nữa, cờ của vị tu sĩ lấy lại thế quân bình, rồi chiếm ưu thế tấn công. Người thanh niên biết mình sẽ thua, chỉ một nước nữa thôi; thanh thản chờ đợi nước thua – cái chết, với tấm lòng đã quyết..."