Trang chủ Phật giáo với Tuổi trẻ Thất bại hay thành công trong biển đời

Thất bại hay thành công trong biển đời

139
0

Sau nhiều năm dán mắt vào hồ bơi có vẻ thèm muốn, mới đây tôi quyết định dũng cảm và bước liều đi học bơi. Học bơi là một trải nghiệm lý thú, và thú vị hơn cả, việc học bơi đã cho tôi một sự thấu hiểu viên mãn, mới mẻ.

Trước hết, sự rèn luyện kỹ năng sẽ giúp bạn tồn tại trong cuộc sống. Sợ chết đuối là một trong những lý do tại sao nhiều người ngại học bơi. Cũng vậy, vì sợ thất bại nên chúng ta ngại mơ tưởng hoặc theo đuổi những hoài bão lớn. Chúng ta lo lắng sợ mình sẽ đi đến chỗ chìm đắm trong những thách thức, luận đề và rào cản. Chúng ta tưởng tượng thế giới có ra là để tiêu diệt chúng ta.

Đến thăm hồ bơi, tôi mới nhận ra rằng nước không phải là một mối đe dọa; trên thực tế nước giúp chúng ta tiếp tục tồn tại. Thở là sức sống thứ hai của chúng ta; do đó dìm chết chúng ta là một thách thức lớn đối với nước. Tôi lấy làm ngạc nhiên tại sao thân thể của chúng ta được trang bị nhiều bản năng sinh tồn tự nhiên đến thế, đến nỗi giúp chúng ta nổi lên mà không bị chết đuối. Việc mà tất cả chúng ta đều nên làm là phải sử dụng những tiềm năng đó để tồn tại. Trong cuộc sống, mỗi một con người chúng ta đều được may mắn là có những kỹ năng sinh tồn vô song mà chúng ta gọi là tài năng. Chúng ta cần phải hiểu rõ giá trị những ưu điểm này những ưu điểm sẽ  giúp chúng ta thành công giữa bể trần. Thay vì lo sợ bị chết đuối, chính ta phải dìm chết nỗi sợ hãi. Chuyện bơi lội khi đó sẽ trở nên dễ dàng như chuyện thở.

Bài học thứ hai đến với tôi khi tôi học được cách phối hợp các chuyển động của chân và tay. Hai bàn tay tôi đẩy nước về phía sau để tôi có thể bơi về phía trước. Điều này na ná như việc tìm cách vượt qua những chướng ngại trên đường đời, để tiến tới. Càng đẩy lùi nước lại đằng sau, chúng ta bơi càng được xa hơn. Nguyên tắc quan trọng hơn cả là khi mà các động thái của tay được sắp xếp hợp lý với sự chuyển động của nước, thì sự di chuyển sẽ được nhanh và uyển chuyển hơn.

Vì thế, khi xử lý các vấn đề bằng việc sắp xếp theo những điểm mạnh và điểm yếu của chúng ta, thì các vấn đề này sẽ được xử lý tốt hơn.Trái lại, khi chúng ta chỉ làm bắn tóe nước và không tận dụng tốt nhất những năng lực của chúng ta hoặc xét thấy mình “sai lầm trong công việc”, chúng ta sẽ gặp phải tâm trạng thất vọng hay sự thất bại. Càng có lý do cho chúng ta để hiểu thế mạnh của mình và sắp xếp sao cho phù hợp với mục tiêu và hoài bão của chúng ta.

Các bài học từ sự chuyển động của chân đã không còn được chú ý nữa. Trái ngược với việc đẩy tay về phía sau, hai chân phải được di chuyển hướng xuống dưới. Cơ bản là bạn càng đẩy mạnh nước xuống phía dưới, bạn càng nổi lên. Điều này trái ngược với sự hiểu biết phổ biến rằng để làm nổi lên, một người phải đẩy hoặc đỡ thân thể lên. Hành động sai lầm này cũng ví như khi một người không biết bơi mà đang cố vùng vẫy để tranh giành sự sống. Tôi được biết rằng nếu một người chỉ cần tiếp tục đẩy mạnh nước xuống phía dưới, thì người ấy khó mà bị chết đuối. Cũng như nếu chúng ta cứ tiếp tục xô đổ những tư tưởng tiêu cực, thì chúng ta sẽ mãi giữ vững được tinh thần không nản chí, không thất vọng và sự tồn tại cũng thế. Khi chúng ta hoang mang sợ hãi, chúng ta sẽ không nhìn thấy được nguyên tắc đơn giản này.

Bản nhạc giao hưởng bơi lội sẽ được tìm thấy khi tay và chân cùng nhau chuyển động. Nếu các chuyển động không được đồng bộ, thì chúng ta hoặc có chiều hướng bị chết đuối hoặc không di chuyển được xa hơn về phía trước. Tương tự như vậy, khi chúng ta liên kết sức mạnh của mình để đẩy lùi các chướng ngại ra phía sau và hăng hái xô đổ những suy nghĩ tiêu cực, thì việc bơi lội trong biển đời có vẻ cực kỳ dễ dàng. Ở phương diện này cái tôi của chúng ta giống như cái tôi của nước cả hai đã trở thành một.

Tịnh Như dịch từ “The times of India”

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here