Trang chủ Vấn đề hôm nay Thành phố Hải Phòng trong cơn mưa pháp

Thành phố Hải Phòng trong cơn mưa pháp

106
0

Thành phố hoa phượng đỏ nằm phía Đông cách thủ đô Hà Nội hơn 100 km. Xưa kia đây là trấn Đông bảo vệ trực tiếp kinh thành Thăng Long. Hải Phòng đã có nhiều tên gọi khác nhau trải qua các thời đại: Thời vua Hùng Vương ở đây thuộc bộ Dương Tuyền, đời thuộc Hán là quận Giao Chỉ và Giao Châu. Sau khi nước nhà giành lại quyền tự chủ đây gọi là Sách Giang hay Nam Sách Giang, đến đời Trần đổi là Hồng Lộ. Thời thuộc Minh là các Phủ Lạng Giang, Tân An. Đời hậu Lê gọi là Đông Đạo rồi Nam Sách Thượng, Nam Sách Hạ. Đến thời Pháp thuộc có tên là Nha Hải Phòng. Đến năm 1962 hợp nhất tỉnh Kiến An  với tên gọi là thành phố Hải Phòng – đô thị loại I cấp quốc gia.

HT. Thích Quang Nhuận thuyết giảng và trao quà từ thiện

Thành phố Hải Phòng có địa hình đa dạng, đủ cả đồng bằng, núi non và hải đảo; có phong cảnh kỳ thú như bãi biển Đồ Sơn, vườn quốc gia Cát Bà, đảo hòn Đáu và Bạch Long Vĩ, có di chỉ văn hoá Tràng Kênh và Cái Bèo.

Hải Phòng nổi tiếng với chùa Hang ở Đồ Sơn và nhiều danh lam thắng cảnh khác, tạo nên một thành phố vừa năng động về kinh tế, tuyệt đẹp với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà ai đến đây cũng phải trầm trồ khen ngợi.

SC Tuệ Quảng dự thi diễn giảng Đoàn Thừa Thiên Huế chụp hình lưu niệm

Phật giáo Hải Phòng đã phát triển từ lâu, chùa chiền và Tăng Ni cũng khá nhiều. Tại đây, đã xuất hiện nhiều bậc cao tăng thạc đức như: Tổ Chân Nguyên, Tổ Tâm Đoan, Hoà thượng Trí Hải, Hoà thượng Kim Cương Tử…Kế thừa sự nghiệp của Chư tổ tiền bối, Chư tôn đức trong thành hội Phật giáo đã không ngừng nỗ lực xây dựng Phật giáo phát triển ngày một vững mạnh. Hiện tại ở đây có hơn 511 ngôi chùa với hơn 300 Tăng Ni và hàng vạn Phật tử thâm tín. Phải nói rằng đây là một nơi lý tưởng để Ban Hoằng pháp Trung ương chọn làm đơn vị đăng cai khoá bồi dưỡng và diễn giảng hoằng pháp cho quý Tăng Ni và tập huấn hoằng pháp viên cho các Phật tử. Đây là dịp nhằm nâng cao hơn khả năng chuyên môn và kỹ năng, phương thức hoằng pháp trong bối cảnh đất nước đang phát triển trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Làm sao để hành giả hoằng pháp có đủ khả năng và kinh nghiệm trong công việc hoằng pháp của mình.

Đoàn Thừa Thiên Huế theo dõi thi diễn giảng Ban Giám khảo diễn giảng

Trong đợt này, Ban tổ chức đã tập trung vào những nội dung chủ yếu: Bồi dưỡng kiến thức, kỷ năng hoằng pháp cho phù hợp với thời đại mới; xây dựng lực lượng hoằng pháp viên dấn thân trên tinh thần phụng sự chúng sanh tức cúng dường chư Phật; giao lưu diễn giảng giữa các giảng sư của các tỉnh thành về tham dự khoá bồi dưỡng.

Cả thành phố Hải Phòng dường như rực lên màu cờ Phật giáo, băng rôn biểu ngữ, từ các ngã đường con phố, đến các khách sạn, nhà hàng nơi đâu cũng thấy cờ Phật giáo tung bay, người dân Hải Phòng được dịp tắm mình trong niềm hân hoan chưa từng có.

Cờ Phật giáo năm sắc thắm và băng rôn biểu ngữ tung bay khắp phố

Sự mến mộ và lòng nhiệt thành dành cho Tăng, Ni phật tử các phái đoàn Phật giáo của các tỉnh thành khắp trong cả nước cũng được Ban Tổ chức và người dân Phật tử Hải Phòng chuẩn bị chu đáo; mọi phương tiện đi lại được Ban tổ chức sắp xếp đầy đủ và tiện lợi; khắp trong địa bàn thành phố và lan toả ra các huyện thị, Ban tổ chức cũng đã sắp xếp lịch giảng tại các đạo tràng do Chư tôn đức trong Ban hoằng pháp trung ương đảm trách.

Các thanh niên nam nữ Phật tử và người dân Hải Phòng hân hoan chào đón

Có thể nói đây là một cơn mưa pháp lớn được rãi khắp trên địa bàn thành phố Cảng. Là dịp để mọi người đều được thừa hưởng ân triêm pháp mầu, làm chuyển hoá lòng người trở về với con đường thánh thiện, sống an lành trong ánh hào quang của mười phương chư Phật.

T.Đ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here