Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Sự khác nhau về Phật thân luận, Bồ tát luận và A...

Sự khác nhau về Phật thân luận, Bồ tát luận và A la hán luận của bộ phái Mahàsanghika và Theravàda. Kỳ I: Tổng quan lịch sử phân giáo

110
0

Tuy nhiên, quá trình trăn trở, chuyển mình đó không tránh khỏi những mất mát bên cạnh những thành công. Điều gì được, điều gì mất, điều gì tốt, điều gì xấu để tiếp tục phát huy và thay đổi. Người học Phật cần phải biết nếu không muốn quay lưng với tổ tông của mình.

Ngay vào năm thứ  nhất kể từ khi chứng đạo, tại Sarnath, Ispatana thị trấn Barana với “Sơ chuyển pháp luân kinh, đức Phật hóa độ cho năm anh em Kondanna, và  Tam Bảo được thiết lập từ đó. Sáu chúng còn lại lần lượt ra đời theo dòng lịch sử. Tăng đoàn của Phật không mang tính đẳng cấp, không có quyền tối cao. Trước khi nhập diệt, đức Thế Tôn không di chúc cho ai lãnh đạo tăng đoàn nhưng biết rõ sự tranh cãi, bất hòa, chia rẽ sinh khởi trong nội bộ Tỳ-kheo nên Thế Tôn đã dạy “Thất diệt pháo tránh”, nhằm duy trì tính hòa hợp và thanh tịnh của Tăng già. Thế nhưng, lịch sử đã chứng minh, điều Thế Tôn lo lắng đã xảy ra khi Ngài vừa Niết Bàn mãi cho đến nay. Điều đó dẫn đến sự phân chia bộ phái sâu sắc trong Phật giáo mà khởi nguyên có thể nói từ lần kết tập kinh điển lần thứ hai tại Vesali.

Thực tế, sự  bất hòa trong Tăng đoàn đã xảy ra rất sớm, khi Thế  Tôn còn tại thế. Việc xung đột liên quan đến hai vị  thầy lãnh đạo hai nhóm Tỳ-kheo tại thị trấn Kosambi. Việc Devadatta yêu cầu đức Phật bắt buộc chúng Tỳ-kheo phải giữ thêm năm giới điều mà không được  đức Phật chấp nhận. Dù luật tạng không ghi nhận hai việc này là phá hòa hợp tăng nhưng dù  sao cũng có thể xem đây là mầm móng chia rẽ  tăng đoàn.

Ngoài ra, sự  việc Trưởng lão Purana và 500 Tỳ-kheo đồng hành không đồng ý với toàn bộ nội dung hội nghị kết tập kinh điển thứ nhất nên đã cộng thêm tám học giới liên quan đến thực phẩm ngay trong đại hội này cũng được xem như mầm mống đối với việc chia rẽ tăng đoàn về sau.

Tuy nhiên, việc phân phái trong Phật giáo chỉ xảy ra sau kỳ kết tập lần thứ hai tại Vesali, theo truyền thống Luật tạng, nguyên nhân của kỳ kết tập lần hai liên qua đến giá trị pháp lý của “Thập phi pháp sự” do các Tỳ-kheo người Vajji thành Vesali đề xướng. Bên cạnh đó, một số sử liệu khác nêu ra thêm thuyết “La hán ngũ sự” của Mahàdeva. Do đó nguyên nhân chính của kỳ kết tập này bao gồm cả giáo lý lẫn giới luật. Sau khi không tuân thủ kết quả phán quyết của hội đồng Tỳ-kheo trưởng lão về mười giới điều mà họ chủ trương, số Tỳ-kheo Vajji đã tổ chức đại hội kết tập của hội đồng trưởng lão gồm 700 vị. Việc tổ chức hai hội đồng kết tập khác nhau là bước ngoặt mở đầu cho sự ra đời của các bộ phái Phật giáo, cụ thể là Sthaviravàda (tiền thân của Theravàda, tưc Thượng tọa bộ) và Mahàsanghika (tiền thân của Mahayàyana, tức Đại chúng bộ hay Bắc truyền).

1. Bộ phái Theravàda

Theo sử liệu của Theravàda, phân giáo trong hệ Theravàda bắt  đầu với việc ra đời của Mahimsàsaka và Vajjiputtaka, kế đến bốn chi phái Sammitiya, Dhammutanriya, Bhadrayànika và Chandàgàrika ra đời từ Vajjiputtaka; Sabbathavàda và Dhammaguttika ra đời từ Mahimsàsaka. Về sau, từ Sabbathavàda ra đời Kassapiya, Sankantika và Sittavàda. Ngoài ra còn có thêm các bộ phái Hemavàda, Dhammaruci và Sàgaliya.

2. Bộ phái Mahàsanghika

Theo các nhà  nghiên cứu cho thấy, vì có quá nhiều thành viên và có lẽ do tinh thần phóng khoáng đối với kinh luật nên việc phân chia thành các bộ phái từ Mahàsanghika ra đời không lâu sau khi thành lập. Theo Samaya, chỉ hai thế kỷ sau Thế tôn nhệp diệt, từ Mahàsanghika đã phát sinh ba bộ phái, đó là Ekakyavahàrika, Lokottaravadin và Kaukutika, lần ly giáo thứ hai ra đời hai bộ phái Bahusrutiya và Prajnapativàda. Khi thuyết “La hán ngũ sự” ra đời đến lần phân giáo thứ tư, ra đời ba bộ phái mới là Caitika, Uttarasaila và Aparasaila.

Mahàsanghika được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các bộ  phái Mahàsanghika, Ekakyavahàrika, Caitika và Lottottaravàda, trung tâm hoạt động ở Paftaaliputra (Tây Bắc Ấn Độ). Nhóm thứ hai gồm Bahusrutiya, Prajnapativàda với tên gọi Andhaka, địa bàn hoạt động ở Amaràvati và Nàgàrjunikonda (Nam Ấn).

Đây là hai nhóm tiêu biểu của Mahàsanghika. Khi nghiên cứu tư tưởng về các bộ phái, hẳn nhiên dựa trên tư tưởng của những nhóm này để đối chiếu với Theravàda.

N.K

Kỳ II: Quan niệm của Theravàda và Mahàsanghika về Phật thân luận, Bồ tát luận và A-la-hán luận

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here