Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Phật giáo ở Úc Châu: “đất lành chim đậu”

Phật giáo ở Úc Châu: “đất lành chim đậu”

118
0

Nhân chuyến thăm và hoằng pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma ơ Úc Châu trong 11 ngày vừa kết thúc, Phil Mercer, phóng viên VOA tác nghiệp tại Úc đã gửi về bài tường trình đánh giá và nhìn nhận một cách tổng quát về tình hình Phật giáo và sự phát triển của nền tôn giáo cổ nhất của nhân loại ở quốc gia Tây phương này.


Hiện nay, ở Úc số tín đồ Phật giáo được cho là cao nhất tính trên đơn vị người so với những quốc gia Tây phương khác, điều đó cho thấy rằng đạo Phật đang chuyển mình từ những cộng đồng di cư và lan toả vào tiếng nói chung của đại đồng Úc Châu.



Các nữ tu Tây Tạng đang cất cao giọng trong những các ca khúc nguyện cầu-một trong những hình ảnh quen thuộc của Phật giáo Tây Tạng thường thấy ở đây mỗi khi có một sự kiện trọng đại.


Theo số liệu thống kê của chính phủ thì hiện nay số người theo Phật ở Úc khoảng 350 ngàn người, tăng gần 80% kể từ năm 1996 và gần như đã lấn áp con số những cộng đồng Hồi Giáo ở đây.


Mark Allon, một chuyên gia nghiên cứu Phật học thuộc trường Đại học Sydney cho biết căn nguyên đức tin ở quốc gia này đã được lập nên bởi những cộng đồng di cư từ Á Châu.


“Trong lịch sử hình thánh và phát triển của Úc Châu, có sự đóng góp của các cộng đồng Kiều bào đến từ các quốc gia Viễn Đông, họ đến đây và mang theo nền văn hoá bản địa (Trong đó có Phật giáo), vì vậy khi tiếp xúc với các cộng đồng này, bạn sẽ cảm thấy yêu thích Phật giáo hơn bởi truyền thống trân quý và gìn giữ những bản sắc văn hoá của dân tộc (mà kết tinh thông qua những tinh hoa của Phật giáo) của họ, không những thế bạn sẽ thấy ngạc nhiên và càng quan tâm đến tôn giáo này nhiều hơn vì ngày càng có nhiều cộng đồng bản đia (không phải từ Á Châu, mà là những cộng đồng khai quốc ở đây, như người Anh chẳng hạn) đang góp phần làm cho đức tin ngày mỗi lan toả trong suốt chiều dài phát triển của Phật Giáo gần 100 năm qua” Allon nói


Những chuyên gia hàngđầu trong lĩnh vực nghiên cứu thần học và tôn giáo ở Úc thì cho rằng, sở dĩ có nhiều người tìm về với Phật giáo vì họ thấy rằng những lời rao giảng của các nhà thờ Thiên Chúa mang màu sắc kỳ thị và không khoan dung khi đề cập đến những vấn đề về đức tin.


Trong khi Phật giáo lại khai phóng toàn diện cho tâm thúc của họ, mà từ lâu họ đã không nhận được “ân huệ” này từ Thiên Chúa.


Renate Ogilvie, một giảng sư gốc Đức ở học viện Phật giáo Sydney nói rằng: “Ở đạo Phật, bạn được tự do hỏi bất kỳ câu hỏi nào mà bạn cảm thấy nghi vấn và thực tế bạn được khuyến khích tinh thần hoài nghi trong việc xây dựng niềm tin, Đức Phật đã từng dạy chúng ta không nên chấp nhận một cách mù quáng giáo thuyết của Ngài nếu như chính bản thân mình không suy nghiệm thấu đáo. Ngài dạy rằng –”đừng tin vào giáo thuyết của ta chỉ vì ta quá nổi tiếng, đừng quá đặt niềm tin mù quáng chỉ bởi vì nhiều người khác tin những gì ta dạy. Giống như một người thợ kim hoàn khéo tay, biết đâu là vàng thật sau khi đã dùng a xít thử nghiệm bằng cách cắt ra, nung chảy hay chà xát, những lời dạy của ta cũng thế phải được kiểm chứng bằng chất liệu sống động của sự suy xét thấu đáo và trí thông minh của mình”. Vì vậy tinh thần này đích thị là một bản tuyên ngôn về niềm tự do bên trong tâm hồn của mỗi cá thể mà rất đáng phải được trân trọng”


Ở Sydney, hiện Trung tâm tri liệu Diamond Way là một trong những cơ sỏ Phật học điển hình trên khắp đất nước này. Trung tâm này có 140 thành viên theo truyền thống Lạt Ma Giáo (Tây Tạng) – một trong ba hệ phái chủ lưu bên cạnh Theravada và Mahayana.


Phil Carlisle, viện chủ Tu viện Diamond Way nói ” Tôi nghĩ Phật giáo thật sự tương hợp với những ai có tư tưởng độc lập và tự do điều mà không được khuyến khích ở những tôn giáo khác nơi người ta được dạy những gì phải tin hơn là được cho cơ hội để tìm kiếm những phương thúc phù hợp với nhu cầu tâm linh của họ. Vì thế người Úc luôn nổi tiếng với việc chống đối lại các chức sắc tôn giáo của mình”


Anthony Hickson, biên tập viên cho các chương trình thu hình, là một người mới cải đạo gần đây. Sở dĩ như vậy vì anh ấy được nuôi dưởng trong một gia đình Thiên Chúa khắt nghiệt. Trong một lần tham gia khoá tu tại thiền viện Diamond Way vào đầu năm, chàng thanh niên 27 tuổi nhận thấy Phật giáo đã chỉ cho anh một con đường mới trong hành trình còn lại của đời mình. Anh đã phát biểu như sau “Tôi chắc rằng từ đây tôi không nghĩ sẽ có một sự thật, mà tôi nghĩ rằng chân lý sẽ không có giới hạn. Anh trai tôi hoạt động rất tích cực ở nhà thờ Thiên Chúa và anh ấy đang làm việc tốt cho mình. Tôi thấy anh ấy đang trưởng thành và đang thay đổi. Vì vậy tôi nghĩ tôi cần một hướng đi của riếng mình. Những gì tôi học được từ trước rất có ích cho tôi khi đến đây. Và bây giờ bên cạnh những bạn thiền, xung quanh họ, tôi cảm nhận được nguồn năng lượng và tầng số rung cảm và tôi cảm thấy như vậy thật có ý nghĩa xiết bao”


Chuyến thăm Úc Châu của đức Đạt Lai Lạt Ma trong 11 ngày qua đã tạo ra một âm hưởng lớn lao trong số những người con Phật và cả những người không phải là Phật tử. Luôn có nhiều người tụ tập xung quanh và ra lời chuc tụng ngài mỗi khi ngài xuất hiện ở nơi công cộng. Ngay cả Thủ tướng John Howard cũng phải tiếp đón một trong những vị lãnh đạo tinh thần uy tín nhất của thế giới.


Các vị nữ tu thỉnh cầu đức Đạt Lai Lạt Ma dừng chân lâu hơn ở Úc Châu. Một trong số họ Robina Caulton thì chuyến viếng thăm của ngài sẽ là động lực để cô sách tấn tu hành, cô tâm sự “Đức Đạt Lai Lạt Ma là biểu tượng tinh thần có ảnh hưởng lớn lao ở đất nước này. Như Mỹ chẳng hạn, dân số Úc chỉ bằng một nữa của bang California và có thể Phật giáo Tây Tạng cũng sẽ nhiều hơn so với ở đây, tuy nhiên khi ngài đến viếng thăm một bang nào đó, thì bang kia sẽ không biết sự hiện diện của ngài, nhưng nếu khi ngài ở Úc thì cả nước Úc đều cùng một tấm lòng hướng theo những bước chân tỉnh thức của ngài với sự quan tâm và thành kính”


Hiện nay, Úc vẫn là quốc gia Thiên Chúa Giáo với số tín đồ chiếm 75% trên 20 triệu dân. Một số chức sắc Thiên Chúa theo truyền thống Anh cho rằng đạo Phật không có hoặc có rất ít tinh thần tôn giáo cộng đồng mà chỉ phụ thuộc chủ yếu vào tự do của mỗi cá nhân, trong khi điều ngược lại đã cho thấy rằng chính niềm tự do, an lạc và hạnh phúc của mỗi cá nhân sẽ góp phần làm cho cộng đồng Phật giáo ở đây hạnh phúc và điều đó được chứng minh khi họ luôn có những buổi giao lưu cộng đồng và các sinh hoạt khác như là các hoạt động từ thiện và nhân đạo.Tất cả điều đó nói lên họ đang rất hạnh phúc.


Tâm Đức (Tổng hợp từ VOA news)


Australians Flock to Embrace Buddhism


By Phil Mercer Sydney, 18 June 2007


The Dalai Lama has just completed a tour of Australia, boosting what is the country’s fastest-growing religion. Australia has more Buddhists per capita than anywhere else in the Western world. From Sydney, Phil Mercer reports on how this religion has moved beyond Asian immigrant communities and into the mainstream.


Tibetan nuns chant traditional prayers – an increasingly common sight in Australia.


There are about 350 thousand Buddhists in the country in this mainly Christian nation, and government census data indicate that number is up almost 80 percent from 1996. The Buddhist population eclipses the size of Australia’s Muslim population.


Mark Allon an expert on Buddhism from the University of Sydney says the faith’s roots here were established by settlers from Asia.


“We have many immigrants from Buddhist countries. Many Asian immigrants recently and even historically – they brought with them Buddhism,” Allon said. “So among those communities you have an interest in Buddhism, a preservation of their religion and culture.  Then you also have an interest among the wider Australian community, non-Asian community, resident community, in Buddhism and that has been going on now for almost 100 years.”


Experts who study religious trends in Australia say many converts to Buddhism found the teachings of some Christian churches too rigid and intolerant of questions about the faith.


Converts say Buddhism gives them freedoms they have never had before.


Renate Ogilvie is a German-born teacher at a Buddhist institute here in Sydney.


“In Buddhism you are allowed to ask questions and actually you’re actively encouraged to doubt and to discuss and so on,” Ogilvie said. “The Buddha said don’t just believe because I’m very famous, don’t just believe because many people believe what I teach.  Be like the goldsmith, you know, apply the acid to the gold to test it and the acid being your mind, your intelligence. So in that sense it’s a manifesto of intellectual freedom which is very, very appealing.”


The Diamond Way retreat facility in Sydney is typical of many small Buddhist centers around the country.


It has 140 members and like many other groups here it follows the Vajrayana tradition from Tibet, seen as the third main branch of Buddhism alongside the Theravada and Mahayana.


Phil Carlisle is the host of the Diamond Way gatherings.


“I think that Buddhism really suits people who have independent thinking and are maybe discouraged or had enough of religions where they’re told what to believe rather than being given an opportunity to see how something fits for them. Aussies are notoriously averse to authority figures,” Carlisle said.


Anthony Hickson is a recent convert.  He was brought up in a strict Catholic family.


The 27-year-old video editor has been attending meetings at the Diamond Way center since the start of the year and believes Buddhism is showing him a new way to live.


“I guess from coming here I don’t think there’s one truth” Hickson said. “I think there’s [are] many truths. My brother’s pretty active in the Catholic Church and that works really well for him and I’ve seen him grow and change a lot. So I think for me it was just a different path and a lot of the teachings made sense to me before I’d come here and coming here it was just being around people. There’s a good energy, there’s a good vibe. Things make sense.”


The nuns offer a prayer asking for long life for the Dalai Lama, Tibetan Buddhism’s spiritual leader. The Nobel Peace Prize winner lives in India as the head of the community of Tibetans who have fled Chinese rule of their homeland.


His visit to Australia over the past several days created much excitement among Buddhists and non-Buddhists. Large crowds greeted him everywhere he went. Even Prime Minister John Howard met with one of the world’s most recognizable religious figures.


For Buddhist nun Robina Caulton, the enthusiasm surrounding the Dalai Lama’s visit shows how her faith has developed in Australia.


“The Dalai Lama has an enormous kind of following here. I mean I’ve observed that traveling around the world – now based in the States, right,” Caulton said. “Australia’s half the population of California and there’re probably more Tibetan Buddhist centers and more flourishing ones than even actually in, say, the United States. … When he’s in the States people in one other state wouldn’t even know he’s there but whenever he’s in Australia the whole country knows so it’s kind of interesting.”


Despite such enthusiasm, Australia remains a very Christian country – with more than 75 percent of the population of 20 million belonging to a Christian church. Some Anglican leaders have said Buddhism has little community spirit but relies heavily on individual happiness. Buddhists disagree. Many Buddhist communities have charitable operations, and they say that a community’s happiness depends on the lasting happiness of individuals.




  • Tâm Đức (Theo Tổng hợp từ VOA news)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here