Trang chủ Phật học Phật giáo cho đời và cho chúng ta

Phật giáo cho đời và cho chúng ta

101
0

Phật giáo đã thấm sâu vào văn hóa Thái Lan mà tưởng chừng như chúng ta không thể phân biệt được. Phật giáo du nhập qua các vùng châu thổ và làm cho văn hóa Thái Lan phong phú và hài hòa cách đây gần 2.500 năm thành một khối tâm linh của chính đất nước và con người bản địa.

Bằng nhiều thật chứng chúng ta có thể thấy được nhiều tư tưởng Phật giáo nguyên thủy đang còn gìn giữ ở đây như những vị sư đi bằng chân trần, mang bình bát đi khất thực vào mỗi buổi bình minh, hay tụng kinh bằng tiếng Pali trong những chùa.

Văn hóa thiền cũng rất phổ cập, có rất nhiều người thực tập thiền dưới một bóng cây mà truyền thống này có từ thời cổ đại ở Ấn Độ.

Còn nhiều hình ảnh khác thân quen hơn giúp chúng ta lí giải sự tương quan giữa Phật Giáo và văn hóa Thái Lan. Người Thái lan lái xe mới và đẹp đến chùa để cầu nguyện hay cúng dường một xách nhựa đầy đồ dùng cho chư Tăng trong những ngày lễ. Đây là một việc làm mà hầu như người nước ngoài nào cũng thấy ngạc nhiên.

Còn về việc một chiếc xe taxi nào cũng có một biểu tượng Phật giáo trên chiếc gương chiếu hậu để giúp họ tin tưởng an toàn trong lúc điều khiển?

Thực sự tất cả những việc làm này đều biểu hiện những việc làm có ảnh hưởng văn hóa Phật Giáo ở Ấn Độ. Nhiều chuỗi ý tưởng có trong những văn bản cổ xưa với lời cầu chúc: “Chúc mọi người sức khỏe, chúc mọi người tốt đẹp, chúc mọi người lợi lạc…”

Phong tục cúng dường cho những vị khất sĩ đã có cách đây 3.000 năm, kể từ khi người dân Aryan lần đầu tiên định cư tại những thung lũng dọc theo lưu vực sông Indus và Ganges.

Thậm chí những cái bùa hộ mạng cũng không phải là một điều lạ. Tất cả những nét văn hóa được làm nên những biểu tượng rắn chắc cũng để biểu trưng cho một khái niệm trừu tượng. Đó là một cách biểu cảm hơn là lộ liễu và quan trọng hóa.

Những việc làm trong thời nay ở Thái Lan mang tính chất này có lẽ là chiếc nhẫn cưới, một biểu tượng đầy sức sống cho sự bảo chứng và sự tôn trọng. Tượng Phật lớn nhỏ là biểu tượng cho niềm tin và quy y Phật.

Trong Phật Giáo cổ đại ở Ấn Độ quy định những vị sư phải ở dưới những khu rừng. Làm một người xuất gia, rời khỏi nhà cửa tầm thường và đời sống gia đình, họ sống đời sống của người khất sĩ, tu hành để tìm giác ngộ.

Trong Luật tạng có 227 giới cho một vị tì khưu và sống an lạc tự do trong môi trường thanh tịnh này. Có nhiều quy định và giới nhỏ chẳng hạn như không được uống khi đang đứng, đây là một cử chỉ đầy tính văn hóa.

Đây là một môi trường văn hóa cao độ. Để hòa nhập bên ngoài phạm vi, Phật Giáo đã hấp thu và hướng dẫn mọi người, gieo những tinh hoa văn hóa khắp các quốc gia châu Á.

Trên những vùng tuyết lạnh ở Tây Tạng, những chiếc y có thể dày hơn và đồng thời cho phép ăn thêm buổi tối. Trên những quốc gia lục địa thấp trũng, triết học Phật Giáo đi ra khỏi những khu rừng và vào trong những chốn tòng lâm học viện rộng lớn, phát triển thành 18 trường phái trình diễn một nền văn học triết lí siêu phàm.

Như thế đây là một nét tự nhiên mà Phật Giáo đã để lại cho văn hóa Thái Lan một dấu ấn vô cùng cao đẹp không bao giờ phai nhạt.

Một lãnh vực đầu tiên đã ảnh hưởng trong nghệ thuật đó là biểu tượng của văn hóa cổ xưa. Alexander một chuyên gia người Hi Lạp đã tin tưởng và công nhận một tượng Phật cổ bằng đá mà mọi người thường đến đây chiêm bái. Trên những bức tường của tu viện còn có những bức bích họa miêu tả chuyện và sự kiện của những tín đồ đến quy y Tam bảo.

Ví dụ, phía trước hầu hết các tượng Phật ở trong chùa Thái Lan, bạn có thể nhận thấy hình ảnh của một vị nữ thần bên dưới tượng đức Phật. Bên trái, nữ thần đẩy lùi ma quân của Mara, ma ái dục. Bên phải, nữ thần dùng nước trên mái tóc đánh tan bọn ác quỷ.

Sự mô tả này có trong câu chuyện của Gotama. Đức Phật khi gần đạt đạo, thì ma quân đến và tấn công đức Phật. Những biểu tượng này là sự ám chỉ sự tham lam, ganh tị và mê muội tích lũy trong mỗi chúng ta. Sự kích hoạt một Phật tánh trong mỗi chúng ta là một việc cần thiết để gột sạch và loại trừ những điều xấu ác trong mỗi con người chúng ta.

Bên cạnh những tượng Phật còn nhiều biểu tượng khác. Bạn sẽ thấy đức Phật được người Thái lan thành kính và tôn quý cúng dường nhiều bậc cấp trang trí bằng vàng và bạc.

Sự trang nghiêm này được kể rằng khi đức Phật quán thấy mẹ thác sinh lên cõi trời, ngài liền lên để thuyết pháp cho mẹ. Sauk hi thuyết pháp xong, một cầu thang bằng ngọc quý xuất hiện để cung tiễn ngài về lại với loài người. Câu chuyện tượng trưng cho lòng cảm ân và tưởng nhớ công ơn của những bà mẹ.

Những lãnh vực khác văn hóa khác còn được khắc họa trên nhiều tư tưởng của Phật Giáo. Giáo dục là một nét đăc trưng ở những ngôi chùa trong Phật Giáo, ngày nay những ngôi trường được thành lập ngay chính trong khuôn viên chùa chiền ở Thái Lan cũng bởi chính điều này. Y tế và sức khỏe cũng có nhiều quan tâm. Ví dụ bạn đến thăm chùa Wat Po, bạn sẽ thấy nhiều cách nấu ăn có nhiều loại thảo dược được viết trên những bức tường quanh chùa.

Một ví dụ trong thời đại ngày nay là trào lưu dưỡng lão, Phật Giáo truyền thống đã có sẵn và chuẩn bị cho các bạn ngày ra đi với hành trang thiết thực của Phật Giáo.

Có lẽ hầu như hiện nay người ta quan tâm đến Phật Giáo như một ngành tâm lí học. Gần đây,có nhiều nghiên cứu nghiêm túc trong lãnh vực thiền minh sát. Chẳng hạn như thiền để giảm lão hóa nghiên cứu ở trường Đại học Massachusetts (University of Massachusetts) đã tổ chức một khóa thiền kéo dài 8 ngày cho những người ở độ tuổi 30, từ đó rút ra nhiều giá trị bổ ích của thiền minh sát đối với tinh thần và cơ thể.

Nhiều chương trình áp dụng thiền Phật Giáo cho những bệnh nhân HIV và ung thư, thậm chí họ cùng nhau thực hành vì mục đích chửa trị da và cùng sử dụng nhiều loại y cụ khoa học hiện đại.

Nhiều lãnh vực hiện đại đã kết hợp hiệu quả với thiền minh sát trong nhiều lãnh vực như thuyết Công Nhận và Niềm Tin (ACT – Acceptance and Commitment Theory) về “sóng thứ ba” (third wave) trong tâm lí học hiện đại, mà gần đây đã đăng trên tạp chí Times (Times magazine)

Đây chỉ mới là một mặt của Phật Giáo mà hầu như đã hấp dẫn người phương Tây ngày nay và đang rộ lên nhiều công trình nghiên cứu và hang loạt hội thảo được mở ra khắp nơi. Phật Giáo đã dâng tặng những công cụ thực tiễn cho công cuộc đào tạo và giáo dục con người và tâm linh.

Làm sao mà Phật Giáo có thể có nhiều cống hiến như thế? Một bằng chứng rất rõ ràng trong thế giới hiện đại ngày nay là một đường nối giữa tập thể thao, ăn kiêng và thực tập thiền. Những vị tu sĩ Phật Giáo chỉ sống đời khất thực, không bao giờ chăm chút đến đời sống ăn uống hưởng thụ, nhưng đã duy trì và gìn giữ tiêu chuẩn đạo đức cho xã hội, hãy nhìn vào những công quả mà họ đã cống hiến. Đúng vậy những gì mà họ làm là cho nhau.

Một điều nữa  là để khẳng định, cũng không phải văn hóa hay cũng không phải Phật Giáo là để duy trì vị trí lâu dài, mà chúng ta hãy nhìn về phía trước và luôn luôn có những cái nhìn thông suốt và rộng mở đối với những lời dạy của cổ đức.

 Thanh Dũng dịch

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here