Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Phải gìn giữ chùa Một Cột cho con cháu…

Phải gìn giữ chùa Một Cột cho con cháu…

100
0

Bà Nguyễn Thị Thanh, người bán hàng bên chùa Một Cột chia sẻ: Tôi bán hàng ở nơi đây 15 năm nay, ngôi chùa như nhà thứ hai của mình. Mỗi khi mệt mỏi chúng tôi nhìn lên chùa Một Cột có cảm giác êm ái, nhẹ nhàng và rất thanh tịnh. Điều đặc biệt chúng tôi nhận thấy du khách người nước ngoài rất thích ngắm nhìn chùa Một Cột. Nhiều người vào khu di tích này đều ngạc nhiên trước nét cổ kính, độc đáo về kiến trúc của chùa. Nét thanh tịnh của chùa làm cho ai đến đây cũng lưu luyến. Họ ngắm nhìn, quay phim chụp ảnh từng khóm hoa sen, đến trụ cột và những mái hiên của chùa.

Chùa Một Cột thực chất là một Phật đài, thờ Phật. Phật đài này được làm rất công phu và tượng trưng cho giá trị Phật giáo của thời Lý, cho Hoàng thành Thăng Long thời bấy giờ.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, giảng viên trường Đại học KHXH&NV, nếu tìm biểu trưng cho Thăng Long – Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay tới hai hình ảnh: Chùa Một Cột và Khuê Văn Các trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Chùa Một Cột nổi tiếng không chỉ trong nước mà được cả thế giới biết đến bởi kiến trúc vô cùng độc đáo. Chùa Một Cột đã khẳng định giá trị của phật giáo trong kinh thành Thăng Long, định vị ở phía tây của kinh thành.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư viết: Năm 1049 vua Lý Thái Tông (niên hiệu Cẩm Thánh Vũ năm thứ 60), vào mùa đông tháng mười, vua chiêm bao thấy Phật quan âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa sen ngồi. Khi tỉnh dậy nhà vua nói mọi người, có người cho rằng đó là điềm không hay. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa dựng cột đá ở giữa đất, làm tòa sen của Phật quan Âm, đặt trên cột đá giống như trong giấc mộng. Chùa Một Cột thực chất là một Phật đài, thờ Phật. Phật đài này được làm rất công phu và tượng trưng cho giá trị Phật giáo của thời Lý, cho Hoàng thành Thăng Long thời bấy giờ.

Công trình này không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa của thời đại đó mà nó còn là một biểu tượng của văn hóa tâm linh, thiêng liêng của người dân Việt Nam ngày nay. Vì thế, chúng ta cần phải giữ gìn, bảo tồn cho muôn đời sau.

Theo Bee.net.vn

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here