Trang chủ Phật giáo với Tuổi trẻ Niềm vui sau một khóa tu

Niềm vui sau một khóa tu

108
0

Chương trình hành hương Thái Lan và Miến Điện đã thu hút tôi với bốn ngày tu học ở Cực Lạc Giới Tự thuộc tỉnh Chiangmai (Thai Lan). Càng làm cho tôi thêm phấn chấn khi được Hoà Thượng Phương Trượng cho biết là sẽ có Thầy Nguyên Hiền (Trưởng đệ tử của Cố Hòa Thượng Tâm Thanh) từ Việt Nam sang hướng dẫn khoá tu học. Lòng tôi nao lên và mong mỏi sao cho mau đến chùa. Rồi xe cũng đến Chùa, mọi người được một Chị (quên mất tên rồi) sắp xếp chổ ngủ thật chu đáo, sau đó được thông báo đi ăn. Tô bún đậm đà tình người của những chị đến từ Việt Nam( Các Chị được Thầy tru ̣trì nhờ qua làm công quả giúp Thầy) đã xóa tan đi hết bao mỏi mệt của hai ngày bay từ trú xứ và một ngày ngồi xe từ Chiangmai đến Chùa.

Sau khi dùng tối xong chúng tôi ổn định chổ ngủ, Hoà Thượng Phương Trượng với tấm lòng bi mẩn đã dạo một vòng để am tường và yên tâm khi biết mọi người đã ổn định được chổ nghỉ ngơi. Đêm hôm đó có lẽ là giấc ngủ êm đềm nhất trong cuộc đời của tôi, bởi vì tôi có một cung điện mùa hè với những cây xanh, với tiếng chim nói pháp, với nụ cười hiền hòa của những người bạn đến từ nhiều nơi trên thế giới. Tất cả đã in đậm nét trong thảm tâm tôi một Cực Lạc Giới, mà từ trong cuộc đời nhiều so đo, giành giật nầy tôi chưa hề có.

Sáng hôm sau được chuông báo thức, mọi người lặng lẽ lo việc vệ sinh cá nhân rồi yên lặng đi đến Chánh điện trong những bước chân tỉnh thức, tự tìm lấy cho mình một chổ ngồi rồi lặng lẽ chờ Thầy đến. Tiếng hô canh của Thầy Nguyên Hiền vang đi trong gió sớm, thức tỉnh, mời gọi vạn loài hữu tình và vô tình từ núi đồi yên tỉnh đến thính pháp văn kinh, cùng nhau nhiếp tâm đồng niệm Phật. Sau thời công phu sáng, tôi đi quanh ao Thất bảo, bước từng bước một để chiêm nghiệm lại cuộc đời vốn dĩ nhiều hơn thua, tranh chấp, và quên đi những muộn phiền, >Tự do là ung dung trong ràng buộc,Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau.

Sau buổi ăn sáng, chúng tôi vân tập về Chánh Điện Tăng để tham gia buổi lễ Xuất gia của năm em còn rất trẻ đến từ Việt Nam, sau một thời gian làm công quả cho Chùa. Nhìn các em trẻ quỳ trước Tam Bảo , tôi đoán có lẽ là các em rất hồi hộp và sung sướng vì chút nữa đây khi mái tóc trên đầu rơi rụng các em sẽ là những Chú Điệu rất dễ thương, và sẽ được học hỏi, dạy dỗ những uy nghi của chốn Thiền môn. Tôi quý kính các em quá, các em đã hy sinh tuổi đời son trẻ của mình để chọn cho chính mình một hướng đi tốt đẹp hơn đường đời nhiều bon chen vì danh ,lợi, tiền tài, gái sắc. Tôi thầm rơi lệ và tủi thân khi thấy mình vẫn còn sống cho cái tôi nhỏ
nhen, tham lam, vị kỷ.

Buổi trưa mà tôi hằng mong đợi đã đến, giây phút khai mạc trôi qua để nhường lại cho giờ sinh hoạt giáo lý, đặc biệt khóa tu học kỳ này Thầy Phương Trượng đã ưu ái dành nhiều thời gian cho những thời pháp. Mỗi ngày hàng Phật tử chúng tôi đều được nghe Pháp, được tắm mình trong dòng suối ngọt ngào của giáo Pháp với sự diễn đạt rất thâm sâu của Thầy Nguyên Hiền và Thầy trụ trì Chùa Cực Lạc, nghe mà không cảm thấy mỏi mệt, nghe với tâm hoan hỷ thì làm sao mệt được, quý Thầy nhìn thấy các phật từ đến từ nhiều nơi trên thế giới và ngồi nghe bằng trái tim của mình, quý Thầy cho dù có mỏi mệt cũng cảm thấy hạnh phúc khi lời giảng của quý Thầy đã đi vào lòng người con Phật đến từ năm châu (lời tâm sự của Thầy Nguyên Hiền).

Hãy sống chân thật với chính mình, đừng gian dối, đừng vuốt ve cái bề ngoài hư ảo mà quên đi cái nội tâm sẵn có tánh Phật của mình. Ý nghĩa đích thực của cuộc đời không phải là những gì bạn đang có, mà là bạn đang sống như thế nào? Mạng sống của con người giống như một áng văn chương, điều quan trọng không phải nằm ở chổ dài hay ngắn mà là ở nơi nội dung của nó. Chỉ có những người đức hạnh mới luôn đứng vửng trên con đường đạo cũng như đời.> Hương các loài hoa không ngược bay chiều gió, Chỉ hương người đức hạnh ngược gió khắp tung bay< (kinh Pháp cú). Chúng ta có thể đứng hằng giờ trước tấm gương để soi lấy cái dung nhan bên ngoài và trau chuốt cho đẹp ra để thu hút người khác, nhưng nếu chúng ta thiếu đi chất lượng của tâm linh, thì cái đẹp đó thử hỏi có tồn tại lâu dài không? Tại sao chúng ta không nhín chút thời giờ để nhìn lại con người của chính mình, để lau chùi cái tâm vốn đã đầy nhiểm ô phìền trược nầy.Con người theo thời gian rồi cũng sẽ già nua, bệnh tật, rồi đến một ngày nào đó cũng phải ra đi, dung nhan rồi cũng tàn tạ, thân xác này rồi cũng tan rã. Ngày chúng ta sinh ra chúng ta khóc, chung quanh mọi người nhìn ta mỉm cười và mấy mươi năm lăn lóc trên đường danh lợi, sắc dục của cuộc đời, chúng ta sống như thế nào để đến ngày nhắm mắt, chúng ta có thể mỉm cười khi mọi người nhìn ta khóc tiếc thương. Đấy là lời dạy vàng ngọc của Thầy tôi.

Rồi sáng ngày thứ hai của khoá tu Thầy Phương Trượng cho đi du ngoạn trên một cánh đồi sau chùa, trên đường đi, có những cây khế đầy trái ngọt lẫn chua, hình ảnh khế là hình ảnh của một Quê Hương thân thương(Quê Hương tôi là chùm khế ngọt, một bài ca quen thuộc mà hình như người Việt Nam nào cũng biết) rồi sau đó ngồi lại bên một khoảnh đất bằng phẳng cùng sinh hoạt, vui bên nhau trong tình thân ái nhưng không thiếu sót hương vị của đạo. Chính nơi đây tôi cảm nhận được Quê Hương chính thực trong tôi, vì ở đâu có từ bi, trí tuệ, có tình người cùng nhịp đập cùa con tim thì ở đấy đích thực là Quê Hương thân thương.

Bốn ngày tu học trôi qua nhanh quá, mới đó mà đã bế giảng khoá tu, chia tay nhau trong bùi ngùi xúc động, tôi phải trả lại cung điện mùa hạ cho Chùa ,cho sự yên tỉnh của núi đồi Chiangmai, nhưng sao nó vẫn ngự trị trong ký ức của tôi.

Trở lại Thầy trụ trì,Thầy đâu có xa lạ gì vớì phật tử Đức đâu, Thầy là đệ tử đầu của Hoà Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác mà. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với Thầy, một dáng người nhỏ nhắn, hiền hoà, không nói nhiều, cái gì đúng chỉ một câu Mô Phật, đối diện với trách móc hay phê bình Thầy yên lặng. Nhưng khi Thầy ngồi vào bục giảng, thì hình như có một suối nguồn vô tận chảy mãi trong tâm, Thầy hướng dẫn cách phát nguyện, bởi vì khi có nguyện lực rồi thì mọi trở ngại đều có thể vượt qua. Thầy giảng, phật tử ngồi nghe chăm chú, khiến Thầy giảng càng sâu sắc hơn, thời gian giờ đây hình như không còn quan trọng nửa,trong chánh điện nghiêm trang chỉ còn đọng lại lời tự tình củaThầy với những ước nguyện vô cùng tận.

Qua cuốn Tăng và Ni để sử dụng mỗi khi có đại lễ. Thầy đang dự định xây một cổng Tam Quan, và một hồ chứa nước để khi phật tử về đông có thể dùng mà không sợ thiếu.Tất cả những thành tựu của ngày hôm nay đều làm bằng con tim và nguyện lực của Thầy.

Một điểm vui lớn lao nữa là Thầy đã có được năm người đệ tử trẻ, mong rằng các chú sẽ nối tiếp được con đường hoằng pháp lợi sinh, sẽ nối tiếp được “Hạnh Nguyện“ cao cả mà Thầy đang thực hiện và đó cũng là di giáo của Như Lai : tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn. Một niềm vui khác sâu hơn có lẽ là bộ Đại Tạng kinh được chuyển sang Việt ngữ đã hoàn tất, và đã có mấy vị phát tâm cúng dường hai bộ tạng kinh này cho Cực Lạc Giới Tự. Thế là từ nay mỗi khi nhập thất tu hành, Thầy sẽ có được bộ kinh quý giá này để nghiên cứu, suy gẩm những lời chỉ dạy của Phật Tổ, để củng cố sâu sắc hơn niềm tin vào chánh pháp và con đường hoằng pháp.(Đến đây con xin mở ngoặc nói nhỏ với Thầy, Thầy có biết rằng Sư Phụ thương quý Thầy lắm không, có một lần trên xe Hòa Thượng nói với phật tử rằng nếu trong thời gian qua Thầy Hạnh Nguyện có làm điều gì sơ sót thì xin các phật từ hãy niệm tình tha thứ cho Thầy.) Đi một ngày đàng học một sàng khôn, tôi học được rất nhiều bài học quý giá trong chuyến đi này.

Con cũng xin đê đầu đảnh lễ Hoà Thượng Phương Trượng đã tạo mọi điều kiện tu học để hàng Phật tử chúng con có được sự phúc lạc của thân tâm .

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma ha Tát.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here